【soi kèo colo colo】Cộng tác viên

时间:2025-01-11 08:58:39来源:88Point 作者:La liga

cong tac vien nguon tai nguyen quy cua bao

Báo Hải quan gặp mặt cộng tác viên tại TP. Quy Nhơn- Bình Định (tháng 7-2012). Ảnh: C.N

Lòng tin của các chuyên gia kinh tế

Là tờ báo kinh tế,ộngtácviêsoi kèo colo colo Báo Hải quan rất cần các bài viết, bài phỏng vấn của các chuyên gia kinh tế. Vậy nhưng, chưa nói đến chuyện các chuyên gia này đều rất bận rộn thì giữa một “rừng” báo như hiện nay, để “lôi kéo” và xin được một ý kiến, một bài viết, một bài phỏng vấn không dễ. Nhưng nhờ sự nghiêm túc trong làm báo, trong cách thể hiện vấn đề cũng như khả năng “chèo kéo” của Ban biên tập, Báo Hải quan đã nhận được “lòng tin” cũng như sự ưu ái của các chuyên gia kinh tế.

Trong một lần trò chuyện, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong “bật mí” cho biết: nhiều báo đề nghị tôi trả lời phỏng vấn nhưng tôi ưu ái dành cho Báo Hải quan. Lý do là vì phóng viên đeo đẳng nhiệt tình quá, quan trọng hơn tinh thần làm việc của các bạn rất nghiêm túc, bài viết xong cẩn thận cho người trả lời phỏng vấn đọc lại, nội dung đảm bảo tinh thần buổi làm việc, Ban biên tập cũng không vì câu khách mà rút tít giật gân. Mà đã tin thì dễ thành “bạn”, bạn rồi thì dễ nể, khi có yêu cầu khó từ chối. Vậy là chúng tôi có được một CTV “ruột” có uy tín, ông thường gửi cho báo những phân tích kinh tế tâm huyết của mình.

Hay chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, vốn rất bận rộn, hơn nữa là phụ nữ nên bà được xem là người rất “khó”, rất kén chọn trong việc viết bài, trả lời phỏng vấn các báo. Nhưng cũng nhờ sự làm việc nghiêm túc, cẩn trọng của phóng viên cũng như Ban biên tập, sau nhiều lần “hụt” không nản, khi hẹn gặp thì nghiêm túc, tìm hiểu vấn đề kỹ càng trước khi trao đổi, dần dần cái tên Báo Hải quan đã tạo được sự tin tưởng của bà, không chỉ gửi bài viết, chấp nhận cho phỏng vấn, khi “bí” quá, phóng viên có thể đặt vấn đề trao đổi qua điện thoại sau đó đưa lại cho bà xem lại mà không nhất định phải đến trực tiếp.

Cũng tương tự như vậy dần dần chúng tôi đã có được một dàn CTV là các chuyên gia kinh tế như Trần Đình Thiên, Nguyễn Đức Kiên, Cao Sỹ Kiêm, Vũ Tiến Lộc, Trần Du Lịch, Trần Hoàng Ngân, Trần Hữu Huỳnh, Phạm Gia Túc, Lê Xuân Nghĩa, Bùi Kiến Thành, Ngô Trí Long, Nguyễn Đức Thành, Võ Trí Thành, Nguyễn Đình Cung, Đậu Anh Tuấn…

Tất cả đều có chung một lòng tin tưởng, sự cảm tình với một tờ báo viết về các vấn đề kinh tế nghiêm túc, chững chạc để ủng hộ, cộng tác.

Sự ưu ái của các nhà văn, nhà thơ

Mảng thơ văn, tưởng có vẻ xa lạ với một tờ báo kinh tế, thì lại là “đặc sản” mang nét khá riêng biệt của Báo Hải quan. Đơn giản là bởi Báo Hải quan có một lượng độc giả rất quan trọng đó là các cán bộ công chức Hải quan, rất nhiều trong số này đang công tác tại các vùng biên giới xa xôi và mảng đời sống văn hóa, văn nghệ được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu được của cán bộ chiến sĩ Hải quan nói chung, anh em đang công tác tại biên giới nói riêng.

Vì vậy Ban biên tập luôn chủ ý xây dựng mảng nội dung văn hóa, thơ, văn thật chất lượng trên Báo Hải quan bằng việc lựa chọn và mời các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng cộng tác với Báo, đặc biệt trong các số báo cuối tuần, số kỷ niệm đặc biệt, số Tết…

Nhà văn Chu Lai, có lần khi “bị” phóng viên chèo kéo “xin” truyện ngắn để đăng trong số Tết đã “bực mình” thốt lên: Chu Lai và Báo Hải quan hình như chả có gì liên quan đến nhau thì phải. Nhưng rốt cuộc ông cũng phải “chịu thua” trước sự kiên trì của Ban biên tập báo và gửi cho báo một truyện ngắn ông khá tâm đắc (vốn định dành cho một tờ báo lớn). Sau Tết, mang báo biếu và nhuận bút đến cho nhà văn, PV không khỏi ngại ngần vì nhuận bút không cao so với nhiều báo khác. Nhưng thật bất ngờ nhà văn tiếp khách với thái độ rất thân thiết, cởi mở. Lật lật tờ báo trên tay ông gật gù: trình bày đẹp, trang trọng, rất có gu. Ông hào sảng: hóa ra Chu Lai với Báo Hải quan cũng có liên quan. Tôi vừa có dịp đi qua cửa khẩu Móng Cái-Quảng Ninh, khi về có mang theo ít rượu. Tất nhiên là để uống thôi, chả buôn bán gì. Nhưng theo quy định qua Hải quan bị kiểm tra, đang tính giải thích, trình bày thì có một anh Hải quan nhận ra “nhà văn Chu Lai”. Cậu ta khoe rất thích truyện ngắn của tớ vừa đăng trên Báo Hải quan. Nên thôi “ưu ái” nhà văn cho mang rượu quá tiêu chuẩn đôi chai (để có cảm hứng sáng tác truyện ngắn tiếp tục đăng trên Báo Hải quan).

Nhà văn tâm sự: chuyện vui thôi, nhưng vốn là nhà văn chuyên viết về người lính, tôi nhận thấy cán bộ công chức Hải quan nơi biên giới cửa khẩu cũng vất vả, hiểm nguy không kém gì những người lính, họ được xem là những người lính canh gác đất nước trong thời bình.

15 năm nhớ lại, Ban biên tập chúng tôi không thể nào quên hình ảnh cần mẫn của nhà thơ Tạ Hữu Yên, nhà thơ có nhiều bài được phổ thành những bài hát nổi tiếng. Ngày đó chưa có máy vi tính, ông cẩn thận, nắn nót viết từng bài thơ trên tờ giấy pơ luya hoặc mặt sau của tờ lịch hàng ngày rồi tự đạp xe đạp mang đến Tòa soạn (khi đó còn ở Gia Lâm, sau này về Bùi Thị Xuân, rồi Bà Triệu). Ưu ái, tin tưởng, rất nhiều bài thơ hay đã được ông gửi gắm đăng Báo Hải quan.

Theo ngày tháng, Báo Hải quan luôn đón nhận được sự ưu ái, tin tưởng của nhiều nhà thơ, nhà văn như: Hồng Thanh Quang, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Xuân Hưng, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thị Kim Hoa…

Ngoài ngành đã vậy nên trong ngành đường nhiên các nhà văn nhà thơ như Dương Hướng, Nguyễn Xuân Sang, Mai Văn Phấn… đều chọn Báo Hải quan là nơi gửi gắm những đứa con tinh thần của mình.

Cứ như vậy nhờ sự ưu ái, tin tưởng gửi gắm, mảng nội dung này đã định hình được một phong cách, một nét riêng hấp dẫn không chỉ bạn đọc trong ngành, mà cả bạn đọc ngoài ngành.

“Phóng viên” ngoài biên chế

Vì là báo ngành, nên cơ chế nhuận bút, danh tiếng tờ báo không phải là “điểm mạnh” để Báo Hải quan có được một đội ngũ PV chuyên nghiệp ngoài tòa soạn. Mối quan hệ mật thiết này có lẽ xuất phát từ tình cảm chân thành đối đãi của tòa soạn, từ quá trình lâu dài và sự gắn bó với nhau giữa Ban biên tập và từng CTV. Để có được các cây viết chuyên nghiệp cộng tác, Báo đã xây dựng các chuyên mục cố định để “câu” CTV.

Điểm nhấn của Báo Hải quan khiến bạn đọc nhớ, tìm và nghiện chính là các chuyên mục cố định như Góc nhìn đô thị, Lăng kính, dưới đèn, Nhìn thẳng, Câu chuyện quản lý, Góc nhìn hội nhập, Góc nhìn văn hóa, Câu chuyện thể thao, Ống kính… Và đảm nhiệm giữ phần lớn số chuyên mục đó lại chính là các phóng viên “ngoài biên chế” của báo như: Long Hà, Cẩm Hà, Xuân Hưng, Lê Thiếu Nhơn, Việt Dũng…

Quen, biết rồi gắn bó với nhau như một cái duyên, dành chút thời gian nghỉ ngơi của cá nhân mình, các anh chị đã công tác với báo qua nhiều năm, để lại ấn tượng riêng, khá độc đáo trên Báo Hải quan khiến bạn đọc không thể nào quên.

Không chỉ giữ các chuyên mục nhiều PV ngoài biên chế như Ngô Vương Anh, Cẩm An, Lưu Hương, An Tư, Nguyễn Bảo… đã đều đặn nhiều năm cộng tác với báo, gửi cho báo những bài viết mang góc nhìn riêng phù hợp với Báo Hải quan.

Trang Văn hóa văn nghệ và Quốc tế, hai mảng nội dung tưởng như “ngoài lề” của Báo Hải quan, nhờ có các CTV là các PV chuyên nghiệp cứng, giỏi nghề, lại tìm được những khía cạnh độc đáo, riêng để phản ánh, viết bài nên giờ đã trở thành mảng nội dung “đặc sản” được nhiều bạn đọc đón chờ, tìm đọc mỗi khi báo xuất bản. Không ít bạn đọc biết đến Báo Hải quan, tìm Báo Hải quan, rồi nghiện Báo Hải quan lại chính là nhờ hai mảng “ngoài luồng” này.

Những cánh tay nối dài

Cũng khác với nhiều báo khác, Báo Hải quan còn có một đội ngũ CTV rất đặc biệt nhưng vô cùng quan trọng, đó là các cán bộ chiến sĩ Hải quan đang công tác tại cục vụ cơ quan Tổng cục Hải quan và các đơn vị Hải quan địa phương.

Phóng viên Báo Hải quan dù đông đến mấy, đi nhiều đến mấy cũng không thể nắm hết, nắm nhanh các thông tin sôi động nơi cả trăm cửa khẩu dọc tuyến biên giới, cả chục cảng biển theo chiều dài đất nước; Dù có viết nhiều đến mấy, tự học hỏi đến mấy PV Báo Hải quan cũng khó có thể tinh thông, nắm chắc nghiệp vụ liên quan đến chính sách quản lý chuyên ngành bằng các chuyên gia tại các cục, vụ… Chính vì vậy sự cộng tác của cán bộ công chức Hải quan đã góp một phần công sức không nhỏ làm nên thương hiệu, uy tín của Báo Hải quan ngày hôm nay. Dù rất bận rộn các công việc chuyên môn hàng ngày, lại không quen viết báo, nhưng những thông tin viên, cộng tác viên tại các đơn vị Hải quan đã cố gắng gửi về cho báo những thông tin, những hình ảnh, những bài phóng sự, ghi chép nơi cửa khẩu… Các anh, các chị là những cánh tay nối dài của tòa soạn Báo Hải quan. bất cứ nơi nào có hoạt động của lực lượng Hải quan cùng các đơn vị chức năng tại địa bàn. Đọc Báo Hải quan nhiều bạn đọc nhớ đến các tác giả Hoàng Thắng (HQ Cần Thơ), Lê Xuyền, Lê Phi Vũ (Bình Dương), Khánh Chi (Hà Tĩnh), Như Trang (Nghệ An), Trần Minh Hồng (Quảng Bình), Hương Sen (Quảng Trị), Mai Loan (Lạng Sơn), Lý Văn Đông, Lương Công Danh (Quảng Ngãi), Nguyễn Xuân Sang (Vũng Tàu), Hải Hà, Ngọc Linh (Hải Phòng), Lưu Quyên (Lào Cai)…

15 năm, có CTV vẫn còn gắn bó, cộng tác, có cộng tác viên do điều kiện không cho phép đã tạm dừng song sự đóng góp của các anh, các chị luôn được Ban biên tập Báo trân trọng ghi nhận. Nói một cách hình ảnh là nếu PV là “tài sản” của tòa soạn, thì đội ngũ CTV là nguồn “tài nguyên” quý giá mà tòa soạn đã và đang được khai thác rất lớn.

相关内容
推荐内容