发布时间:2025-01-10 18:55:41 来源:88Point 作者:La liga
Dòng thời gian diễn trình Lễ hội Đổ giàn
Khảo sát về cư dân Nhơn Phúc nói chung và An Thái nói riêng, ngoài người Việt sinh sống ở đây từ thế kỷ XVI như họ Hồ, Nguyễn, Lê; phải ghi nhận dấu ấn người Hoa di cư sang, đó là các dòng họ Lâm, Đường, Thái, Quách, Diệp, Tạ, Lục, Lý, Lữ, Trịnh, Trần, Hàn, Vương (sau đổi thành họ Nguyễn), Đỗ… Lớp người sang từ thế kỷ XVII đã Việt hóa hoàn toàn, gọi là cựu thuộc; lớp người đến sau (thế kỷ XIX) gọi là tân thuộc.
Nói về một số thiết chế cổ truyền là địa điểm diễn ra các hoạt động của Lễ hội Đổ giàn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chi hội Văn nghệ dân gian Bình Định cho biết:
Tại làng An Thái có chùa Bà Trước khai sơn năm 1760, chùa Bà Hỏa (thờ Chúc Dung thần nữ) khai sơn năm 1847, chùa Ngũ bang Hội quán (chùa Bà, thờ Thiên hậu Thánh mẫu) khai sơn năm 1873, chùa Ông (thờ Quan Công) khai sơn năm 1919.
“Riêng Ngũ bang Hội quán xây dựng năm 1873, do tập thể người Hoa ly hương dưới triều nhà Minh tỵ nạn sang Việt Nam (Minh Hương cựu thuộc) thuộc 4 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông và những người Minh Hương tân thuộc”, ông Nguyễn Văn Ngọc nói.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc, tiền thân của Hội quán Ngũ bang là chùa thờ Tiêu Diện, một trong những vị Tổ của võ cổ truyền.
Theo giáo lý Phật giáo, Tiêu Diện đại lực sĩ là thân đức Quán thế âm bồ tát hóa thân Tiêu Diện thống lĩnh cô hồn âm hồn.
Bởi vậy thời bấy giờ chùa thờ Tiêu Diện còn có tên là chùa âm hồn và cứ 4 năm một lần vào những năm Tỵ, Dậu, Sửu chùa tổ chức lễ cầu quốc thái dân an và siêu độ cô hồn.
Đến thời Tây Sơn, nhằm đề cao và thể hiện tinh thần thượng võ ở vùng đất An Thái, khuyến khích và trọng dụng xứng đáng cho những ai có võ nghệ cao cường, giật được nhiều cỗ, đặc biệt là phướn và heo.
“Như vậy, Lễ hội Đổ giàn có nguồn gốc sâu xa từ nghi thức tế lễ Tiêu diện, hóa thân Quán thế âm Bồ tát; ngày Vu Lan, dịp vui vầy của người Việt xưa, dịp tết Trung nguyên của đạo Lão, cộng với tinh thần võ học cổ truyền đã dần tạo nên một lễ hội truyền thống đặc sắc ở An Thaí”, ông Nguyễn Văn Ngọc thông tin.
Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Dự, giảng viên Trường Đại học Văn hóa TP.HCM chia sẻ: Lễ hội Đổ giàn ở An Thái trước đây được tổ chức vào những năm Tỵ, năm Dậu và năm Sửu tính theo Thập nhị địa chi.
Chu kỳ 4 năm lễ hội này được tổ chức một lần vào ngày 14, 15, 16 tháng Bảy âm lịch (một số lần lễ hội xê dịch sang ngày 15, 16 và 17) tại chùa Bà Thiên hậu Thánh mẫu của cộng đồng người Hoa ở thị tứ An Thái.
Chùa này còn có tên gọi là Ngũ bang Hội quán được làm vào năm Quý Dậu 1873 do ngụ dân người Hoa nhóm Minh Hương cựu thuộc hùn phước xây dựng.
Theo các vị lão thành ở Ngũ bang Hội quán thuật lại thì họ đã được xem lần đầu tiên vào năm 1933 (Quý Dậu), 1937 (Đinh Sửu), 1941 (Tân Tỵ).
Những năm 1945 trở về sau, vì đất nước trong thời kỳ chiến tranh, hội Đổ giàn không đủ điều kiện thực hiện, dần trở nên mai một và chỉ còn sống trong ký ức của những người lớn tuổi.
Năm 2005, Lễ hội Đổ giàn tại chùa Bà được tái hiện từ ngày 14 - 16.7 âm lịch với các nghi thức như: Lễ rước nước, lễ rước cỗ, lễ rước Phật, lễ rước hương, chưng cộ đất (dùng xe cộ bánh bằng gỗ, có người kéo, dựng cảnh trên một số địa điểm để thể hiện tích xưa như thầy trò Tam Tạng đánh nhau với Ngưu Ma Vương, Bà-la-sát, Hồng Hài Nhi hoặc cảnh Thiên hậu Thánh mẫu cứu nạn...), lễ rước đèn múa lân, nghi thức cúng chay liền ba ngọ (ngày 14, 15, 16.7 âm lịch)…
Khi tổ chức xong ba ngọ chay thì các cỗ tế được chuyển về trai đàn trước sân chùa Bà, tiến hành nghi thức khai đàn, chẩn tế, lá phướn lúc này được treo trên nóc chùa, nghi thức cầu an, chuẩn bị cho diễn trình xô cỗ đổ giàn.
Lúc bấy giờ, võ sư, võ sĩ của các võ đường tham dự lễ hội đã sắp xếp bố trí khá chu đáo, tất cả đều tập trung tinh thần, quyết tâm thể hiện tính thượng võ trong biểu diễn võ cổ truyền để giành được cỗ heo và lá phướn danh dự, tượng trưng cho tinh thần thượng võ.
Nếu giành được phần thắng, uy tín và tiếng vang của võ đường sẽ nhân lên gấp bội, mang phần danh dự về cho địa phương và bản thân mình…
Hướng đến khôi phục, bảo tồn
Đề cập đến không gian bảo tồn Lễ hội Đổ giàn, TS Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Bịnh nhìn nhận, không gian của An Thái cách nay hàng trăm năm đã khác với An Thái hiện nay, mà lễ hội Đổ giàn là lễ hội dân gian thì phải thực hiện trong không gian tự nhiên, hạn chế tối đa việc biến thành một trò diễn trên sân khấu hóa.
TS Đinh Bá Hòa cho rằng, Sở VHTT Bình Định cùng Hội Võ cổ truyền Bình Định phối hợp UBND thị xã An Nhơn phải có một định hướng cho phần lễ và phần hội của Lễ hội Đổ giàn trên cơ sở yếu tố gốc, nét đẹp, giá trị của di sản.
Trong 2 phần này, phần hội là quan trọng, làm thế nào để thể hiện được phần hội sôi động, nhưng không mang tính hơn thua.
Trai tráng hai làng khi nghe chủ tế hô xô giàn, bằng các thế võ đối kháng làm thế nào cướp vật nghi lễ về cho làng mình, nhưng không gây thương tích.
Nhắc đến khôi phục Lễ hội Đổ giàn như thế nào? Ông Trần Duy Đức - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin thị xã An Nhơn chỉ ra:
Lễ hội Đổ giàn cần được phục dựng để đáp ứng nhiều nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp người dân vùng An Thái, đặt biệt là đáp ứng như cầu phát triển kinh tế - du lịch của địa phương.
“Vấn đề là Lễ hội Đổ giàn An Thái được phục dựng trong bối cảnh đương đại, trong mục đích phát triển kinh tế- du lịch phải được xem xét, nghiên cứu, thể hiện theo chiều hướng vừa đảm bảo những nhu cầu đương đại, hiện đại; vừa phải giữ lấy hồn cốt xưa của lễ hội. Và lễ hội Đổ giàn An Thái phải có một diễn trình thống nhất trong bối cảnh hiện nay”, ông Trần Duy Đức nhấn mạnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu còn trình bày tham luận, thảo luận về các nét đặc trưng của lễ hội Đổ giàn, tính cộng đồng của Lễ hội Đổ giàn, yếu tố Phật giáo trong Lễ hội Đổ giàn…
Ông Mai Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn cho biết: Những giá trị đặc sắc của lễ hội Đổ giàn An Thái được lan tỏa và thấm sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân từ xưa cho đến ngày nay, được một công trình nghiên cứu về lễ hội xưa ghi nhận đây là trong 100 lễ hội độc đáo nhất của Việt Nam.
“Sau buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi sẽ báo cáo Sở VHTT Bình Định, Thị ủy, UBND thị xã An Nhơn, trao đổi với các nhà nghiên cứu và thống nhất từng ý tưởng khôi phục, thực hành; có ý kiến đề xuất với UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương lập hồ sơ khoa học di sản đề nghị ghi danh lễ hội Đổ giàn An Thái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
相关文章
随便看看