【serie a có bao nhiêu vòng đấu】Vĩnh Phúc thu hẹp khoảng cách thu nhập để người dân hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025,ĩnhPhúcthuhẹpkhoảngcáchthunhậpđểngườidânhưởnglợitừthànhquảtăngtrưởserie a có bao nhiêu vòng đấu định hướng đến năm 2030”.

 Đây là vấn đề rất đáng chú ý được nêu lên tại Hội thảo khoa học “Nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa tổ chức. 

Chia sẻ về bức tranh tăng trưởng kinh tếcủa Vĩnh Phúc thời gian qua, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, kinh tế Vĩnh Phúc gần đây có sự tăng trưởng liên tục, ổn định và bao trùm, đảm bảo cho người dân có điều kiện cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 85,62 triệu đồng, đứng thứ 4 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành cả nước và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc năm 2018 chỉ đạt 42,72 triệu đồng. So sánh giữa thu nhập bình quân đầu người với GRDP bình quân đầu người đạt thấp. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người bằng 49,39% so với GRDP bình quân đầu người. 

Mức độ chênh lệnh cho thấy, mặc dù kinh tế tăng trưởng cao nhưng người dân chưa được hưởng nhiều từ thành quả phát triển kinh tế. Mặt khác, so sánh với các tỉnh, thành phố công nghiệp phát triển khác trong cả nước, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc là khá thấp, đang bị tụt lại và có khoảng cách ngày càng lớn so với các địa phương phát triển.

Bài toán thu hẹp khoảng cách giữa thu nhập bình quân đầu người và GRDP bình quân đầu người; đồng thời thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với các địa phương khác đang là thách thức lớn đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Duy Thành, sau 22 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đã phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là dù kinh tế tăng trưởng cao nhưng người dân chưa được thụ hưởng nhiều từ thành quả phát triển kinh tế. Do đó, tỉnh Vĩnh Phúc xác định phải tạo ra sự bứt phá về phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân thông qua việc thay đổi căn bản về chính sách điều hành phát triển kinh tế - xã hội; các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh phải hướng tới sự ổn định và phát triển xã hội, phát huy được nguồn lực nội tại, khả năng sáng tạo của nhân dân để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. 

Vì vậy, việc xây dựng Đề án và Nghị quyết “Nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận việc làm và được thụ hưởng các thành quả phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần; bảo đảm cung cấp phúc lợi và các dịch vụ xã hội, tạo cơ hội học tập, tiếp cận y tế, vui chơi, giải trí cho mọi người dân, thúc đẩy sự phát triển xã hội, gắn kết giữa phát triển kinh tế với thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân là cần thiết và cấp bách, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của tỉnh. 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát lưu ý Đề án cần bổ sung, làm rõ bên cạnh chủ trương tiếp tục thu hút đầu tưcác doanh nghiệplớn, cần tập trung vào điều chỉnh chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vĩnh Phúc cần quan tâm, đầu tư mạnh hơn nữa vào phát triển giáo dục, phát huy tiềm năng lợi thế về nguồn nhân lực sẵn có của tỉnh.

Đồng tình quan điểm này, PGS. Trần Trọng Nguyên, Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, cần chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cần xây dựng những cơ chế hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực này, tránh trường hợp chảy máu chất xám đã và đang diễn ra rất phổ biến tại một số địa phương trong cả nước...

Tại hội thảo các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học cũng gợi ý đề án cần tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực; tiềm năng thế mạnh của tỉnh; trình độ phát triển công nghiệp của tỉnh; việc thu hút doanh nghiệp trong các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh; kết quả công tác lập quy hoạch; triển khai thực hiện quy hoạch…

Các đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo đề án cần quan tâm tới các giải pháp về giáo dục, đặc biệt là giáo dục trình độ cao; nâng cao chất lượng, hoàn thiện thể chế; phát triển việc làm bền vững cho người lao động; xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp mới, nhất là cách tiếp cận để doanh nghiệp giải phóng khu vực công nghiệp nông thôn, lựa chọn hướng phát triển căn cứ vào xu thế thời đại; bổ sung vai trò của các hội quần chúng vào phần tổ chức thực hiện nhằm phát huy vai trò khối đại đoàn kết, tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện…

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định thống nhất quan điểm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Vĩnh Phúc có cơ hội thụ hưởng những thành quả của sự phát triển của tỉnh.

Cơ chế chính sách của tỉnh về nâng cao thu nhập và phúc lợi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của tỉnh trong từng thời kỳ, từng năm, đảm bảo sự công bằng cho người dân trong tiếp cận các dịch vụ công ích cơ bản, các dịch vụ an sinh xã hội. 

Đồng thời có cơ chế, chính sách tập trung ưu tiên cho các đối tượng, khu vực nông thôn, miền núi, nơi có thu nhập thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội, nhằm tạo sự công bằng, hài hòa giữa các khu vực, giữa các tầng lớp nhân dân. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư thuận lợi hấp dẫn trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện giải quyết việc làm gắn với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách.