发布时间:2025-01-25 10:12:34 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Làm gì để hiện thực hóa khẳng định "kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”?ếtưnhânthúcđẩykinhtếtăngtrưởsoi kèo genoa |
Đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động tăng lên. Từ năm 2016, mỗi năm có thêm hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới. Hai năm 2017-2018 có 258.134 doanh nghiệp được thành lập mới và 60.458 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
Điểm tích cực trong hơn hai năm thực hiện Nghị quyết là tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi trong xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực như xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp ô tô, vận tải hàng không, tài chính, ngân hàng... góp phần không nhỏ trong phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam trong những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động; hiện có hơn 3.000 công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành công.
Một điểm nổi bật, kinh tế tư nhân đóng góp lớn trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng tạo nhiều việc làm mới; số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực kinh tế chiếm đa số lực lượng lao động và ngày càng tăng. Năm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người (năm 2017: 44,9 triệu người). Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới đã tạo gần 2,3 triệu việc làm mới.
Trong 2 năm 2017-2018, vốn đầu tư của kinh tế tư nhân tăng trưởng lần lượt 17,1% và 18,5% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 11-12%/năm). Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh và đã vượt mức 40% (năm 2017: 40,6% và năm 2018: 43,27%).
Kinh tế tư nhân huy động nguồn vốn lớn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới có tổng số vốn đăng ký là 2,77 triệu tỷ đồng (chưa bao gồm gần 4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động).
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong hai năm 2017-2018, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 25,3-26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng 34,7-34,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, lớn gấp hơn 10 lần về xuất khẩu và gần 7 lần về nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (không kể dầu thô).
Bên cạnh đó, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, trên 15%/năm, cao khoảng gấp 2 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi nộp NSNN từ sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm. Những nỗ lực của Chính phủ trong thúc đẩy phong trào khởi sự kinh doanh và cải thiện môi trường kinh doanh đã đem lại kết quả bước đầu. Thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng trên 16%. Năm 2018 là năm đầu tiên thu NSNN từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân vượt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Những tín hiệu này phản ánh sự lớn mạnh về quy mô, số lượng chủ thể và sự cải thiện về hiệu quả của kinh tế tư nhân.
Đóng góp vào thu NSNN của kinh tế tư nhân ngày càng lớn. Từ năm 2016 trở về trước, thu NSNN từ hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng thu từ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, thấp hơn cả tỷ trọng của DNNN (thấp hơn đến 11%) và tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì tỷ trọng này của kinh tế tư nhân đã vượt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và vượt xa (gần 9%) khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đóng góp vào tăng thu NSNN cho thấy sự phát triển của kinh tế tư nhân đã phát huy vai trò đối với việc củng cố nền tài chính quốc gia.
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Điều - Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam - có được những kết quả mà kinh tế tư nhân mang lại là do môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay là khá hấp dẫn cho đầu tư và kinh doanh; môi trường kinh doanh đang chuyển biến nhanh và cải thiện tích cực. “Chúng tôi nhận thấy Đảng và Nhà nước coi trọng việc cải thiện môi trường kinh doanh, xem công tác này là khâu trọng tâm, then chốt cho phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP và là nền tảng cho phát triển đầu tư, kinh doannh cũng như thành lập doanh nghiệp” - ông Nguyễn Trọng Điều chỉ rõ.
Kinh tế tư nhân, động lực quan trọng phát triển nền kinh tế |
Nhìn nhận vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - khẳng định, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong tương quan so sánh với khu vực và thế giới thì môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam còn khá nhiều bất cập. Chúng ta vẫn chưa đạt đến những chuẩn mực tiên tiến hàng đầu trong khu vực và thế giới như chủ trương, định hướng mà Đảng, Nhà nước mong muốn. Có thể nói môi trường kinh doanh trong nước vẫn chưa thật sự thuận tiện, thiếu tính an toàn, thủ tục hành chính vẫn còn gây phiền hà, chi phí chính thức và không chính thức vẫn còn rất lớn. “Một bất cập nữa vẫn tồn tại trong thời gian qua mà chúng ta chưa giải quyết được đó là hệ thống thiết chế pháp lý. Doanh nghiệp không thể có những hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và an toàn khi mà hệ thống thiết chế pháp lý vẫn đang kém hiệu quả. Đây chính là những rào cản đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân” - ông Vũ Tiến Lộc lý giải.
Vì vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chúng ta là khắc phục được điểm nghẽn trong vấn đề thể chế nêu trên nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh đủ minh bạch, thuận lợi và an toàn cho doanh nghiệp.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, ngày 2/5, Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. Tại đây, sẽ có từ 2.000 - 2.500 doanh nghiệp tư nhân tham gia. Diễn đàn là nơi quy tụ cộng đồng doanh nhân, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời là dịp để Đảng, Chính phủ lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp tư nhân để tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng theo chủ trương, nghị quyết đã đề ra.
Chương trình Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 sẽ bao gồm: 1 phiên tổng thể và 6 hội thảo chuyên đề (Thu hút, tăng cường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày tới Việt Nam; Tạo lập các chuỗi nông - lâm - thủy sản có giá trị thương phẩm cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trọng điểm; Phát triển kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới; Mở rộng và khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế; Tận dụng và khai thác Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Các mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam: Nút thắt và các khuyến nghị), 1 triển lãm về thành tựu phát triển của các doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu và hoạt động kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp trong cả nước. Đặc biệt, sẽ có riêng một tọa đàm cho các nữ lãnh đạo doanh nhân với chủ đề: “Nữ doanh nhân và khát vọng vì một Việt Nam hùng cường - thịnh vượng”. |
相关文章
随便看看