88Point88Point

【kết quả hạng 2 việt nam】Về nơi xa nhất xứ Đầm

Báo Cà Mau(CMO) Con lộ gập ghềnh, quanh co, nhiều đoạn sụp lở, phải vất vả lắm chúng tôi mới tới được xã Nguyễn Huân, 1 trong 2 xã xa nhất, nghèo nhất của huyện Đầm Dơi. Dù đã được đầu tư hơn so với trước đây nhưng ngày trở lại Nguyễn Huân vẫn không khỏi cảm giác nao lòng. Cuộc sống nghèo khó vẫn đeo bám cư dân ven biển này.

Chiếc đò nhỏ chạy hơn 7 cây số dọc theo sông Cả Bẹ tiếp tục đưa chúng tôi đến ấp Mai Hoa - ấp có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của xã. Vì nằm ngay cửa biển Hố Gùi nên phần lớn dân cư ở đây sống chủ yếu bám vào biển. 

Cái nghèo đeo bám

Sống tại cửa biển gần 20 năm, chị Trần Thị Như Ý, ấp Mai Hoa, chạnh lòng: “Sống ở đây chỉ biết dựa vào biển thôi chứ không làm gì ra tiền. Đến mùa ruốc thì chồng đi đánh bắt ruốc, tới mùa cá kèo thì đóng cá kèo. Mùa được mùa thất, đủ ăn là mừng rồi”.

Đa phần hộ dân ấp Mai Hoa nghèo khó, sống ven sông để tiện việc mua bán, kinh doanh thuỷ hải sản. 

Cứ thế, hơn 300 hộ dân ấp Mai Hoa làm nghề biển hằng ngày phải chật vật tìm nguồn sống gia đình. Vào độ tháng Giêng đến tháng Tư hằng năm, họ cùng nhau đánh bắt ruốc. Hết tháng Tư họ lại bước sang mùa cá kèo giống. Phần nhiều ghe tàu của ngư dân nơi đây có công suất nhỏ, phương tiện thuỷ gia dụng, hằng ngày họ ra biển mong kiếm ít cá tôm cải thiện cuộc sống gia đình.

Trưởng ấp Mai Hoa Nguyễn Gal Sel trần tình: “Toàn ấp có khoảng 600 hộ với gần 3.000 dân, đa số là dân nghèo. Vì cuộc sống quá khó khăn nên khoảng 60 hộ bỏ đi làm ăn xa. Ngoài số hộ mưu sinh bằng nghề biển hiệu quả không cao, phân nửa số hộ còn lại sống chủ yếu bằng nuôi trồng thuỷ sản và làm mướn đủ thứ nghề”.

Khó khăn về vật chất còn đó, người dân Nguyễn Huân còn phải gồng mình gánh chịu sạt lở. Do đặc thù về địa hình ở gần cửa biển, mức thuỷ triều chênh lệch cao nên hằng năm cứ bước vào mùa mưa là Nguyễn Huân lại trở thành một trong những “điểm nóng” về sạt lở.

Bà Nguyễn Thị Thu chỉ tay về bãi đất trống ngậm ngùi: “Năm nào ở đây cũng sạt lở, riết rồi cứ tới mùa này là chuẩn bị sẵn tâm lý, đồ đạc di dời lên trên. Năm rồi sạt lở tính ra thiệt hại cả trăm triệu đồng. Năm nay thấy tình hình không khả quan hơn, mới đầu mùa mưa mà đã sạt lở nhiều quá, lo lắng lắm nhưng biết phải làm sao”.

Chờ một ngày mai…

Đã mất đi 20 m chiều dài của ngôi nhà do những lần sạt lở, những cơn mưa vừa qua nhà của bà Nguyễn Thị Hồng tiếp tục bị nghiêng và có nguy cơ sụp lún trong những ngày tới.

“Ở đây dân chủ yếu sống cặp mé sông để thuận tiện ghe tàu ra vào thu mua cá, ruốc làm mắm, dời lên bờ làm sao kinh doanh được. Mà sống ở đây thì cứ phập phồng, năm rồi thiệt hại gần 70 triệu đồng do sạt lở. Cả năm tích góp không được bao nhiêu lại đổ xuống sông, xuống biển”, bà Hồng lo lắng.

Điều đáng nói là khu vực ngay cửa biển Mai Hoa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển, sẽ là một khu vực sầm uất với tàu thuyền ra vào tấp nập, trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm nghề cá, thúc đẩy kinh tế cả địa phương bởi dự án bến cá Hố Gùi đã được triển khai đầu tư với tổng kinh phí dự kiến hơn 40 tỷ đồng. Thế nhưng, đã hơn 3 năm trôi qua, bến cá vẫn nằm đó với nhiều hạng mục công trình còn dang dở. 

Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Huân Trịnh Minh Trung trần tình: “Đặc thù là vùng sông nước nên địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; cộng thêm biên độ thuỷ triều cao, khiến nguy cơ sạt lở càng lớn, gây hư hao tài sản. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 4 vụ sạt lở, trong đó, 3 vụ sạt lở lộ và 1 vụ sạt lở nhà. 3 tuyến sạt lở nhiều là tuyến sông Hố Gùi vô Vàm Đầm; tuyến sông Cả Bẹ, tuyến dọc sông Đầm Dơi với tổng chiều dài khoảng 16 km. Ngoài ra, 6 hộ dân nằm trong khu vực chợ Nguyễn Huân và 21 hộ dân ở ấp Vàm Đầm cũng có nguy cơ sạt lở và sụp lún cao”.

Ra về khi những tia nắng cuối cùng của ngày vừa chợt tắt. Lòng vẫn luôn mong người dân Nguyễn Huân ngày mai có cuộc sống tươi sáng hơn...

Hồng Nhung

赞(16691)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả hạng 2 việt nam】Về nơi xa nhất xứ Đầm