当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bologna vs sassuolo】Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng

【bologna vs sassuolo】Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng

2025-01-26 03:07:23 [Cúp C2] 来源:88Point

Đó là thông tin tại cuộc họp báo "Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 21/10 tại Hà Nội.

Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị
Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị. Ảnh: NNK

Phát biểu khai mạc tại lễ phát động, TS. Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF tại Việt Nam nhấn mạnh: "Trong chiến dịch này, chúng tôi mong muốn có thể giúp được người dân thành thị tại các tỉnh thành thay đổi thói quen tiêu thụ thịt thú rừng...".

Sự kiện nằm trong chiến dịch giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng, với cách tiếp cận đổi mới, tại 3 quốc gia: Việt Nam, Lào và Campuchia. Nội dung của chiến dịch nhằm nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà con người đang đối mặt: Rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.

TS. Nguyễn Văn Long - quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, thế giới ngày nay ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã lây sang người như hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS/HIV), Ebola, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-Cov), đại dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những dịch bệnh này là do việc sử dụng thịt thú rừng để làm thực phẩm.

Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị
Họp báo "Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị". Ảnh: NNK

Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân - Cố vấn Quốc gia chống buôn bán động vật hoang dã trái phép của WWF cho biết thêm, nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này.

Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy, 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ, hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua.

Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm động vật hoang dã trong tương lai...

Chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị được thực hiện tại Việt Nam từ tháng 7/2022 đến tháng 1/2023. Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng có xu hướng gia tăng. Do đó, WWF phát động chiến dịch từ nay đến tháng 1/2023 và chia ra làm 2 giai đoạn chính. Từ ngày phát động (hôm nay 21/10) đến đầu tháng 11/2022 là cung cấp thông tin và tổ chức các hội thảo kỹ thuật, lấy ý kiến chuyên gia. Giai đoạn kế tiếp là tăng cường lan toả thông tin trên các nền tảng internet.

Đáng chú ý, chiến dịch sẽ có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng với cộng đồng, giúp chia sẻ thông điệp của chiến dịch và kêu gọi công chúng chấm dứt tiêu thụ thịt thú rừng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cùng lan tỏa thông tin về chiến dịch trên các kênh truyền thông của họ.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệu - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện các chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cơ bản đầy đủ và toàn diện, từ chế độ quản lý (theo chuỗi từ bảo tồn, khai thác, nuôi, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu) đến xử lý các hành vi vi phạm và xử lý các mẫu vật bị buôn bán, tàng trữ trái pháp luật.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读