【tỷ số bóng đá kèo nhà cái】Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh

  发布时间:2025-01-09 12:18:04   作者:玩站小弟   我要评论
(VTC News) - Khi nắm bắt xu hướng tiêu dùng xanh, bên cạnh thời cơ, doanh nghiệp cũng đối diện không tỷ số bóng đá kèo nhà cái。
(VTC News) -

Khi nắm bắt xu hướng tiêu dùng xanh,ữngkhókhăntháchthứcđốivớidoanhnghiệptrongxuhướngtiêudùtỷ số bóng đá kèo nhà cái bên cạnh thời cơ, doanh nghiệp cũng đối diện không ít thách thức.

Thứ nhất, doanh nghiệp chưa giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa hai mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng xanh.

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm xanh. Ngoài ra, trên thế giới, mặc dù công nghệ xanh đã rất phát triển, song thực tế áp dụng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định.

Khi nắm bắt xu hướng tiêu dùng xanh, bên cạnh thời cơ, doanh nghiệp cũng đối diện không ít thách thức.

Doanh nghiệp có thể được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng yếu tố con người, trình độ năng lực còn chưa theo kịp. Mâu thuẫn nói trên khiến doanh nghiệp chưa mạnh dạn làm sản phẩm xanh, bền vững mà mới chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc đầu tư, chi phí ban đầu lớn tác động rất nhiều đến việc tiếp cận công nghệ xanh. Theo khảo sát của trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, có đến 70% doanh nghiệp được khảo sát không nghe đến chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam; hơn 50% doanh nghiệp không quan tâm đến biến đổi khí hậu; 60% doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh...

Đơn cử, trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam mới có khoảng 61 công trình được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước chứng nhận là công trình xanh. Số lượng này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường. Đáng lưu ý, các công trình xanh mới chỉ xuất hiện ở phân khúc cao cấp và do các chủ đầu tư là các tập đoàn, công ty đa quốc gia xây dựng với mục tiêu quảng bá hình ảnh, thương hiệu, cũng như hướng tới mục đích giảm thiểu chi phí vận hành.

Thứ hai, còn thiếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh.

Bên cạnh việc xử lý hàng tồn kho, tìm kiếm và mở rộng thị trường, bảo hộ thương hiệu, tiếp cận vốn vay... doanh nghiệp sẽ phải rót thêm một khoản vốn đầu tư ban đầu khá cao nếu thực hiện các dự án về sản xuất xanh. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển xanh, trong khi không có nguồn lực dành cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Chính phủ trong kế hoạch trung hạn, nên nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với phát triển xanh.Cũng theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, có đến 89% doanh nghiệp được hỏi đã trả lời không nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm xanh; chỉ có 26% doanh nghiệp cho biết họ nhận được sự ủng hộ của các nhà sản xuất, phân phối đối với sản phẩm xanh.Thứ ba, trách nhiệm đối với môi trường của doanh nghiệp còn hạn chếCác chuyên gia kinh tế cho rằng, những nỗ lực chỉ từ phía cơ quan quản lý là chưa đủ mà quan trọng hơn, cần có sự thống nhất của tất cả các thực thể tham gia nền kinh tế từ ý thức tới hành động.

Nếu doanh nghiệp không từ bỏ phương thức kinh doanh “chụp giật”, thay vào đó là tư duy phát triển bền vững thì khi các hiệp định thương mại với những quy định khắt khe có hiệu lực, nguy cơ phá sản là rất lớn.Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi phí tài nguyên và mức phát thải trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cao hơn so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí. Đơn cử, để sản xuất một đơn vị sản phẩm giấy cần trên 500 m3 nước, gấp 5 lần so với chỉ tiêu của thế giới (xấp xỉ 100 m3/tấn). Nước thải của ngành chế biến thực phẩm cao gấp 3,4 lần so với thế giới. Chi phí năng lượng trong các ngành công nghiệp cũng tương đối cao: ngành giấy tiêu hao 1.200 kWh và 1.500 kg than/tấn giấy tẩy trắng; ngành thép cần 700.000 kWh/tấn thép thỏi và 25 kWh/tấn gang tinh luyện.Trong khi đó, với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn 10 năm qua, nhiều thói quen tiêu dùng, nhất là ở thế hệ trẻ, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bền vững.

Các hoạt động đã triển khai mới dừng ở mức nâng cao nhận thức cộng đồng trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi ni lông sinh thái, 3R và là những hoạt động đơn lẻ, thiếu tính kết nối, phạm vi tác động giới hạn trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh

Phát triển xanh sẽ là con đường chiến lược để các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để một công ty phát triển xanh thì phải có sự đồng thuận từ lãnh đạo đến người lao động.

Phát triển xanh sẽ là con đường chiến lược để các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Lãnh đạo công ty phải là người tiên phong trong định hướng phát triển xanh của công ty, từ đó thay đổi cách suy nghĩ và hành động của từng cá nhân lao động trong toàn công ty. Cụ thể, các công ty cần chủ động đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện môi trường.Đối với các doanh nghiệp ít vốn, để thực hiện mục tiêu phát triển xanh, không nhất thiết phải đầu tư trang thiết bị hiện đại mà có thể thông qua những hành động đơn giản như: Chấp hành tốt quy định bảo vệ môi trường, cải tiến quy trình sản xuất để giảm nguyên nhiên liệu, điện và ưu tiên tiêu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường.Về phía Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách sao cho đồng bộ, nhất quán theo định hướng phát triển xanh.

Cụ thể, cần đưa ra các chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm, dịch vụ xanh; phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch (CDM).

Bên cạnh đó, cần phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xanh, hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh, tăng cường tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức chương trình đào tạo về sản xuất xanh cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mô hình doanh nghiệp xanh. Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh, nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất xanh, sản phẩm xanh và người tiêu dùng xanh.Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với môi trường, sức khỏe của cá nhân, cộng đồng. Tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, coi đây là trách nhiệm và vinh dự của mỗi người trong xã hội. Để tiến tới xây dựng một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi chúng ta phải thay đổi nhận thức và hành động, cùng toàn xã hội đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động về bảo vệ môi trường.

THANH THỦY

相关文章

最新评论