您现在的位置是:Thể thao >>正文

【ty le keo bd tv】Doanh nghiệp xuất khẩu gồng mình vượt khó trước căng thẳng chi phí logistics

Thể thao5人已围观

简介Bộ Công Thương: Rốt ráo gỡ khó cho hàng hóa xuất khẩu trước sự cố siêu tàu mắc kẹt tại kênh đào Suez ...

Bộ Công Thương: Rốt ráo gỡ khó cho hàng hóa xuất khẩu trước sự cố siêu tàu mắc kẹt tại kênh đào Suez

Chi phí logistics tăng,ệpxuấtkhẩugồngmìnhvượtkhótrướccăngthẳngchiphíty le keo bd tv khó chồng khó

Mỗi tháng, Công ty CP XNK Hàng Việt (Furnist) xuất khẩu một lô hàng đồ gỗ đến thị trường châu Âu. Nếu như trước dịch bệnh Covid-19, giá cước vận chuyển một lô hàng từ Việt Nam đến cảng Hamburg của Đức chỉ khoảng 3.000 USD thì nay tăng thêm khoảng 5.000 USD. Do bán theo hình thức FOB nên đối tác của doanh nghiệp này rất ngại chuyện đặt các đơn hàng mới, do giá vận chuyển đã bằng giá hàng. Từ đó ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.

“Thông thường muốn ship 1 container hàng thì chúng tôi phải hẹn vài lần. Ví dụ 1 booking đó có 10 container thì chúng tôi chỉ lấy được 3 - 4 container, những container kia chờ đợi thời gian tiếp theo. Việc này ảnh hưởng đến thời gian sản xuất cũng như tiến độ giao hàng của doanh nghiệp rất nhiều” -ông Nguyễn Văn Sang - Giám đốc điều hành của Furnist - chia sẻ.

Doanh nghiệp xuất khẩu gồng mình vượt khó trước căng thẳng chi phí logistics
Chi phí logistics tăng phi mã cùng giá vật liệu đầu vào tăng khiến doanh nghiệp phải gồng mình chịu trận

Tương tự với ngành thủy sản, kể từ cuối năm 2020, tình trạng căng thẳng phí thuê container rỗng đã kéo kim ngạch xuất khẩu của thủy sản chậm lại. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết: Ngành thủy sản đang phải đối mặt với việc giá thuê container lạnh để xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, châu Âu quá cao do vấn đề thiếu container… Đó là chưa kể từ đầu năm 2021, nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của các nhà máy chế biến thủy sản như găng tay cao su, nhựa trong, băng keo đã tăng chóng mặt tới 25%.

Không chỉ đối mặt với căng thẳng thuê container rỗng xuất khẩu, các doanh nghiệp còn cho biết, ngay tại nội địa chi phí logistics hiện cũng đang ở mức rất cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí vận hành của doanh nghiệp. Cụ thể, khảo sát thực tế tại Tập đoàn Minh Phú cho thấy, chi phí logistics để vận chuyển 6.700 - 7.000 container/năm từ hai nhà máy ở Hậu Giang và Cà Mau lên TP. Hồ Chí Minh xuất đi các nước tốn khoảng 60 tỷ đồng. Trong đó, từ Cà Mau lên TP. Hồ Chí Minh chi phí vận chuyển là 11 triệu đồng/container còn từ Hậu Giang hết 7 triệu đồng/container. Chính chi phí logistics cao đã dẫn đến giá tôm của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ và Indonesia từ 1 - 2 USD/kg.

“Các chi phí logistics gồm chi phí vận chuyển nội địa, cước thuê container rỗng đang ở mức cao ngất ngưởng, đó là chưa kể giá thu mua nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ dẫn tới giá cạnh tranh của sản phẩm giảm so với các đối thủ khác” - ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice - quan ngại.

Gồng mình tìm cách vượt khó

Theo giới phân tích, ngành hậu cần vốn đã bị tê liệt vì dịch bệnh kéo dài hơn 1 năm qua thì gần đây xuất hiện thêm sự cố tàu Ever Given ở kênh đào Suez nên trong ngắn hạn việc tắc nghẽn tàu container tại các cảng châu Âu sẽ khiến việc đặt tàu xuất khẩu quay đầu ngược về châu Á trở nên phức tạp hơn nhiều. Nhiều ý kiến còn dự báo rằng, phải tới trước Tết Nguyên đán năm 2022 (tức tháng 2 năm sau) tình hình mới có thể trở lại bình thường.

Ứng phó với khó khăn kép này, ông Hòe cho biết, các doanh nghiệp thủy sản đang nỗ lực để làm sao xuất được hàng đi bởi nếu trở lại giống như bình thường có lẽ còn rất lâu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gần đây đã chọn giải pháp giảm giá thành chào bán nhằm giúp sản phẩm có mức giá cạnh tranh so với các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp các ngành khác cho biết đang cơ cấu lại hệ thống quản trị, tiết kiệm chi phí, linh hoạt phân bổ khấu hao song song với nỗ lực đàm phán lại hợp đồng với đối tác.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, về lâu về dài, Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đề xuất, chúng ta phải có kế hoạch cụ thể để cải thiện hạ tầng cảng biển, đường bộ, thủy nội địa… từ đó tạo ra một sự kết nối đồng bộ. Nhưng để làm được chuyện đó cần có sự quan tâm của Chính phủ, và một lộ trình dài hơi.

“Tôi ví dụ như khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này, hệ thống giao thông kết nối giữa trung tâm kinh tế với các địa bàn trong vùng bất cập nhất vẫn là hệ thống giao thông đường bộ. Và vấn đề này cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tôi cho rằng Chính phủ cần có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí kết nối, đây là vấn đề còn quan trọng hơn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp” - ông Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

Tags:

相关文章