【ltdbd y】Thách thức của FED trước thềm cuộc họp tháng 3: “Nhấn phanh” liệu đã đủ mạnh chưa?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ họp vào ngày 19-20/3 để quyết định khi nào sẽ cắt giảm lãi suất. Ảnh: Mandel Ngan/Agence France-Presse/Getty |
FED sẽ phải giữ lãi suất cao lâu hơn dự đoán của thị trường
Cuộc thăm dò của FT-Chicago Booth vừa tiến hành cho thấy, FED sẽ thực hiện khoảng hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, với lần đầu tiên là từ tháng 7 đến tháng 9, khi cơ quan này phải vật lộn để hoàn thành “dặm cuối cùng” trong cuộc chiến chống lạm phát.
Đó là sự khởi đầu muộn hơn so với dự kiến trên thị trường tài chính, nơi các nhà giao dịch kỳ vọng sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, với lần giảm 1/4 điểm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6 hoặc tháng 7.
Dự báo hiện tại của FED, dự kiến được cập nhật vào thứ Tư (20/3), cũng sẽ chốt ở 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Cuộc khảo sát của Chicago Booth cho thấy các nhà đầu tư có thể buộc phải hạn chế đặt cược thêm vào việc nới lỏng từ FED, cơ quan dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm là 5,25 đến 5,5% vào ngày 20/3.
Sự quan tâm đến cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang diễn ra vào ngày 19 - 20/3 sẽ tập trung vào “biểu đồ dấu chấm”, điều này sẽ cho thấy liệu các quan chức FED có còn mong đợi cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay hay không. Tính đến cuối tuần trước, các nhà giao dịch trên thị trường kỳ hạn đã định giá FED chỉ cắt giảm lãi suất 1/4 điểm ba lần trong năm nay, phù hợp với dự báo của FED từ biểu đồ dấu chấm tháng 12/2024. Eric Winograd, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế thị trường phát triển tại AllianceBernstein, cho biết: “Dự báo của tôi là FED sẽ tiếp tục thực hiện 3 lần cắt giảm trong năm tới, nhưng có một số câu hỏi về việc liệu dấu chấm trung bình sẽ hiển thị 2 hay 3”. |
“FED thực sự muốn cắt giảm lãi suất. Tất cả các phát ngôn đều liên quan đến việc cắt giảm, nhưng dữ liệu sẽ khiến họ khó thực hiện điều đó hơn” - Jason Furman, nhà kinh tế tại Đại học Harvard, một trong 38 người được hỏi trong cuộc thăm dò trong tháng này, cho biết. “Tôi cho rằng mức lạm phát cuối cùng sẽ tỏ ra khá cứng đầu” - Furman nói.
Nếu các nhà kinh tế đúng, điều đó sẽ khiến chính quyền của Tổng thống Biden thất vọng, vốn mong muốn chi phí đi vay sẽ sớm giảm xuống mức trước đại dịch. Điều này sẽ làm giảm bớt lo ngại của cử tri rằng các khoản thế chấp đã trở nên không thể chấp nhận được trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11.
Tổng thống Mỹ đã tìm cách giảm bớt áp lực đối với những người tương lai sẽ sở hữu nhà thông qua các khoản tín dụng thuế được nêu trong Thông điệp Liên bang tháng này, nhưng lợi ích đó khó có thể có tác động lớn bằng việc giảm chi phí đi vay.
Vincent Reinhart - cựu quan chức FED, hiện là nhà kinh tế trưởng tại Dreyfus và Mellon cho rằng, lịch trình chính trị sẽ ảnh hưởng đến những người ấn định lãi suất. “Dữ liệu cho biết thời điểm tốt nhất để cắt giảm lãi suất là tháng 9, nhưng chính trị lại cho rằng tháng 6” - Reinhart nói.
Một số người ấn định lãi suất, chẳng hạn như Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic, cho biết họ muốn thực hiện ít động thái hơn so với 3 đợt cắt giảm như dự kiến.
Hai chân trên phanh - hay chỉ một?
FED đã tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát bằng cách làm chậm nhu cầu, tuyển dụng và tăng trưởng tiền lương. Ngân hàng trung ương thực hiện điều đó thông qua hiệu ứng tác động lên các điều kiện tài chính ở phạm vi rộng như giá cổ phiếu, lãi suất trái phiếu và thế chấp dài hạn. Lãi suất đạt được các điều kiện tài chính giữ cho nền kinh tế ở mức đầy đủ sức mạnh và lạm phát ổn định được gọi là "trung lập". Để làm chậm tăng trưởng và giảm lạm phát, FED phải đẩy lãi suất lên trên mức trung lập.
Theo một giám đốc điều hành của McDonald's, nhiều người tiêu dùng đang ăn ở nhà thay vì ăn ở ngoài khi khoản dư tiết kiệm đã hết. Ảnh: Angus Mordant/Bloomberg News |
Một số giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà kinh tế và quan chức FED cho rằng tốc độ tăng trưởng vững chắc cho thấy lãi suất có thể không vượt xa mức trung lập vào thời điểm hiện tại.
Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari cho biết: “Chúng tôi đã dùng hai chân để phanh, nhưng có lẽ trên thực tế mới chỉ có một chân để phanh và đó là lý do tại sao chúng tôi chưa thấy nhu cầu giảm đi”.
Một số giám đốc điều hành doanh nghiệp, nhà kinh tế và các quan chức FED cũng nói rằng, tăng trưởng vững chắc cho thấy lãi suất có thể không cao hơn mức trung lập ngay bây giờ.
Sau khi FED gây bất ngờ cho thị trường vào tháng 12/2023 với những dự đoán của mình, vào đầu năm nay, các nhà giao dịch đã đặt cược rằng FED sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất nhanh hơn nhiều - từ 6 đến 7 lần vào năm 2024, với lần cắt giảm đầu tiên ngay sau tháng 3. Tuy nhiên, những dự đoán đó đã bị giảm đáng kể trong những tuần gần đây do tốc độ giảm lạm phát đã chậm lại và dự kiến sẽ không có đợt cắt giảm nào trong tháng này.
Một số người được hỏi cho biết, tăng trưởng tốt hơn cũng có thể ảnh hưởng đến việc FED sẵn sàng cắt giảm lãi suất. Hilde Bjørnland - Giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh BI Na Uy, cho biết: “Tôi thấy nhu cầu đặc biệt ở Mỹ mạnh hơn so với các nước châu Âu”. Ông cho rằng thị trường sẽ phải đợi đến tháng 11 mới có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên. |
Trong tháng này, Chủ tịch FED Jay Powell đã nói rằng ngân hàng trung ương đang "chờ đợi để tin tưởng hơn rằng lạm phát đang di chuyển bền vững ở mức 2%" trước khi cắt giảm chi phí đi vay. Ellie Henderson, chuyên gia kinh tế tại Investec, cho biết: “Vẫn có nguy cơ rất thực tế là dữ liệu kinh tế mạnh mẽ ngăn cản FED cắt giảm lãi suất trong những tháng tới”.
Trên thực tế, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất đều cho thấy chỉ số lạm phát công bố tuần trước đã cao hơn dự kiến. Chỉ số CPI trong tháng 2 tăng lên 3,2%, từ mức 3,1% của tháng trước, trong khi lạm phát PPI đạt 1,6%, tăng từ 1% trong tháng 1, báo hiệu rằng phần lớn sự sụt giảm giá hàng hóa sau đại dịch đã được tính toán.
Evi Pappa - Giáo sư tại Đại học Carlos III ở Madrid, cho biết: “Những con số mới nhất cho thấy lạm phát đang tăng lên, vì vậy bạn không muốn can thiệp quá nhanh nếu là thống đốc ngân hàng trung ương. Tốt hơn là nên đợi những con số thực tế cho thấy lạm phát đã giảm xuống gần 2% rồi thay đổi, thay vì dựa vào những dự đoán”.
Dữ liệu về thị trường việc làm và tăng trưởng cũng mạnh mẽ hơn, khiến những người được hỏi ngày càng tin tưởng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm - nơi FED có thể đạt được mục tiêu lạm phát 2% mà không có tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Chưa đến một nửa số người được hỏi mong đợi một cuộc suy thoái trước năm 2026.
Stephen Cecchetti - giáo sư tại Đại học Brandeis, cho biết: “Nền kinh tế Mỹ vẫn đang hoạt động khá nóng. Vẫn có một số rủi ro về sự chậm lại trong nửa cuối năm, nhưng không nhiều như tôi mong đợi ba tháng trước”./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Tùng Dương hứa sẽ 'lên đồng' tại lễ hội Hoa Phượng Đỏ
- ·Bão ngầm tập 57: Ông trùm Quách Đại Đức lộ diện là tay buôn ma túy
- ·Hơn 700 dự án tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Hành lang kinh tế Đông
- ·Từ 20/5, đánh bắt thủy sản bằng điện, chất nổ có thể bị phạt tới 70 triệu đồng
- ·MC Mạnh Khang bị chê không hợp chuẩn khi lên sóng truyền hình
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Á quân Fitness Model đại diện Việt Nam thi Mister National Universe 2022
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Tỷ trọng vay nước ngoài trong nợ công giảm đáng kể
- ·Một số lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Campuchia
- ·Tăng hợp tác để kết nối doanh nhân Ba Lan
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Hoa hậu Thanh Thủy không được dự đoán đăng quang Miss International
- ·Đông Nhi bị chỉ trích vì thái độ với fan
- ·Phạt tiền hơn 2 nghìn tỷ đồng do vi phạm an toàn giao thông trong quý I/2024
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Không kéo dài các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp