欢迎来到88Point

88Point

【keo nha cai hom nay vn】5 'dấu hiệu thầm lặng' cảnh báo hội chứng chuyển hóa

时间:2025-01-26 06:18:53 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim,ấuhiệuthầmlặngcảnhbáohộichứngchuyểnhókeo nha cai hom nay vn đột quỵ và tiểu đường loại 2. Một số yếu tố nguy cơ như ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều calo, ngủ không đủ giấc, hút thuốc và uống rượu đều làm tăng khả năng mắc nhóm tình trạng này, nhưng có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống.

Hội chứng chuyển hóa được phân loại theo sự hiện diện của ba trong số các yếu tố như lượng đường trong máu cao, mức cholesterol HDL thấp, triglyceride cao, huyết áp cao, vòng eo lớn hơn.

Nếu không xét nghiệm máu thường xuyên, bạn có thể không biết mình gặp vấn đề về lượng đường trong máu hoặc lipid, dẫn đến không biết mình mắc hội chứng chuyển hóa. Dưới đây là 5 dấu hiệu thầm lặng cho thấy bạn có thể đang mắc hội chứng này.

1. Luôn khát nước

5 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo hội chứng chuyển hóa

"Một dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa là lượng đường trong máu tăng cao ở mức 100 mg/dL hoặc cao hơn, có thể cho thấy đây là tình trạng kháng insulin", Kerry Conlon, một chuyên gia dinh dưỡng về các bệnh và rối loạn đường tiêu hóa, cho biết. Khát nước quá mức và nhu cầu đi tiểu tăng là những dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy lượng đường trong máu của bạn có thể đang ở mức cao hơn bình thường. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát và không thể giải cơn khát, hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm lượng đường trong máu.

2. Luôn thấy mệt mỏi

5 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo hội chứng chuyển hóa - 1

Nếu bạn liên tục cảm thấy kiệt sức nhưng không chắc tại sao, có thể một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đang diễn ra. Có nhiều lý do khiến bạn thấy mệt mỏi, chẳng hạn ngủ kém, chế độ ăn uống không cân bằng, căng thẳng. Nhưng nếu bạn thường xuyên có cảm giác này, đó có thể là triệu chứng của lượng đường trong máu cao. Andrea Hinojosa, chuyên gia dinh dưỡng, người sáng lập Honest Health & Wellness, giải thích: "Lượng đường trong máu cao báo hiệu cơ thể bạn cần được chú ý đến việc điều hòa năng lượng".

Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt khi đã ngủ đủ giấc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

3. Nhận thấy những thay đổi trên da

Nếu xuất hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trên da, đó có thể là dấu hiệu âm thầm cho thấy bạn mắc hội chứng chuyển hóa. Mụn thịt là những khối u nhỏ vô hại được gọi là acrochordons. Dù chúng có thể phát triển do lão hóa và các nguyên nhân chưa xác định khác, chúng cũng liên quan đến bệnh tiểu đường và tình trạng kháng insulin.

Một dấu hiệu khác của hội chứng chuyển hóa là các mảng da sẫm màu, mịn như nhung được gọi là acanthosis nigricans. Những loại mụn này thường xuất hiện ở gáy, nách và bẹn. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về bất kỳ vấn đề nào về da.

4. Ngứa ran và tê ở chân

Nếu bị đau, nóng rát, ngứa ran và tê ở chân, bạn có thể bị hội chứng chuyển hóa. "Kháng insulin, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và mức cholesterol bất thường có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở chi dưới, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu", bác sĩ y khoa chỉnh hình bàn chân Adam Hotchkiss cho biết. Nếu đang gặp cảm giác ngứa ran hoặc tê ở chân, hãy lên lịch thăm khám bác sĩ.

5. Thường xuyên đau đầu

5 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo hội chứng chuyển hóa - 2

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau đầu như mất nước, căng thẳng, sử dụng màn hình quá mức. Nhưng đau đầu nghiêm trọng và chứng đau nửa đầu có liên quan đến tăng huyết áp. Cả hai tình trạng này có thể do nguyên nhân cơ bản là hội chứng chuyển hóa.

Chiến lược cải thiện hội chứng chuyển hóa

- Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải

Andrea Hinojosa khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu, cùng một lượng vừa phải cá, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, trứng và dầu ô liu. Bà cho biết: "Chế độ ăn này nhấn mạnh vào nhiều loại thực phẩm và khuyến khích cách tiếp cận bền vững khi ăn uống thay vì tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt".

- Tăng chất xơ

Ăn nhiều chất xơ hơn có thể cải thiện lượng đường trong máu và lượng cholesterol. Kerry Conlon cho biết: "Ăn nhiều loại trái cây và rau quả giàu chất xơ cũng làm tăng cảm giác no, giúp giảm khẩu phần ăn một cách tự nhiên".

- Vận động thường xuyên

Nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần, cộng với hai ngày tập kháng lực. Lilian Shepherd, một nhà giáo dục về bệnh tiểu đường và huấn luyện viên cá nhân được chứng nhận, cho biết: "Hãy cam kết với hình thức vận động thường xuyên mà bạn thích". Dù là đi bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ, trượt patin hay bất kỳ hoạt động nào khác, chuyển động hàng ngày đã được chứng minh là thúc đẩy việc quản lý cân nặng lành mạnh và cải thiện sức khỏe tim mạch chuyển hóa.

- Quản lý căng thẳng

Các kỹ thuật giảm căng thẳng có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe. Hinojosa cho biết: "Các hoạt động như chánh niệm, kết nối với những người thân yêu và tận hưởng sở thích có thể giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác bình yên".

Hướng Dương(Theo Eating Well)
Ảnh: Deposit Photos

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: