Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng,ộngnhiềumhnhgiảsoi kèo bóng đá hạng nhất anh do đó, huyện Vị Thủy đã và đang thực hiện các mô hình giảm nghèo phù hợp, nhằm nâng cao đời sống người dân.
Anh Quy tiếp tục gắn bó với mô hình nuôi heo, mong muốn cải thiện cuộc sống gia đình.
Áp dụng theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020, gia đình chị Thạch Thị Nguyên, ở ấp 3, xã Vĩnh Trung là một trong 64 hộ nghèo mới phát sinh của ấp. Gia đình chỉ có duy nhất nền nhà để ở, mọi thu nhập đều phụ thuộc vào công việc soi chuột, kiếm cá của anh Trần Thanh Quới (chồng chị). “Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nếu tính thu nhập như giai đoạn trước thì gia đình tôi không rơi vào hộ nghèo, còn tính theo đa chiều như hiện nay thì gia đình tôi là hộ nghèo mới”. Gia đình chị Nguyên có 3 thành viên, trong đó chị và chồng đều trong tuổi lao động, tuy nhiên, dù cố gắng làm lụng nhưng thời gian qua gia đình vẫn ở trong căn nhà tạm bợ. Đồng thời, việc tiếp cận nước sạch còn hạn chế, gia đình cũng không có hố xí tự hoại.
Qua kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, huyện Vị Thủy có 3.823 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,6%, tăng 1.587 hộ so với cuối năm 2015. Ông Cao Thành Nhượng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Hiện nay, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giúp mọi người tăng thu nhập, từng bước tiếp cận các dịch vụ xã hội, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, việc duy trì, nhân rộng và xây dựng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả luôn được quan tâm thực hiện”.
Năm 2016, xã Vị Đông là đơn vị được huyện chọn làm điểm để thực hiện mô hình hỗ trợ vốn không hoàn trả cho hộ nghèo. Theo đó, có 9 hộ được hỗ trợ vốn, mỗi hộ 5 triệu đồng, để đầu tư vào mô hình sản xuất phù hợp. Ngoài ra, người nghèo còn được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Ông Trần Văn Đà, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Đông, cho biết: “Việc hỗ trợ vốn cho hộ nghèo được chúng tôi tiến hành minh bạch, rõ ràng và công khai ra dân. Hộ được hỗ trợ phải có sức lao động và đưa ra mô hình sản xuất cụ thể. Việc hỗ trợ không hoàn trả sẽ giúp hộ nghèo có thêm nguồn vốn để mở rộng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập, qua đó từng bước tiếp cận dịch vụ xã hội, để vươn lên thoát nghèo bền vững”. Hiện nay, xã Vị Đông đã hoàn tất việc chọn hộ, khi nào tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ sẽ phân bổ ra dân.
Còn xã Vĩnh Trung sẽ duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả được thực hiện trong thời gian qua. Được biết, năm 2015, xã được huyện hỗ trợ 47 mô hình giảm nghèo, nhờ hiệu quả mang lại nên đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể. Anh Trương Đình Quy, ở ấp 3, xã Vĩnh Trung, bộc bạch: “Tôi mới vừa bắt 2 con heo về nuôi, đợt vừa rồi nuôi 4 con lời cũng kha khá, hy vọng 2 con heo lần này thu được lợi nhuận cao, khi đó gia đình sẽ có thêm điều kiện để tiếp cận các dịch vụ xã hội”. Năm 2015, gia đình anh Quy là một trong số 47 hộ nghèo được hỗ trợ vốn để thực hiện mô hình. Với 5 triệu đồng, anh đã đầu tư vào chăn nuôi heo. Lúc đầu, anh nuôi 2 con, sau gần 4 tháng heo xuất chuồng, bán với giá 38.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình cũng lời được 1 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại, do đó, gia đình anh đã gắn bó với mô hình đến nay. “Từ ngày được hỗ trợ vốn nuôi heo, đời sống kinh tế đã phần nào được cải thiện. Từ một hộ nghèo không có vốn chăn nuôi, sản xuất, giờ đây gia đình tôi đã có 2 con heo bằng nguồn vốn của gia đình để chăm sóc. Tuy nguồn vốn cũng không được bao nhiêu, nhưng đây là điều kiện tốt nhất để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo bền vững”. Hiện nay, ngoài nuôi heo, anh Quy còn đi giăng lưới, ngày nào khá cũng kiếm được hơn 100.000 đồng, ngày ít cũng dăm ba chục ngàn, góp phần trang trải chi phí sinh hoạt gia đình.
Ông Cao Thành Nhượng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Năm 2016, địa phương phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5-2%. Để thực hiện đạt mục tiêu trên, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả trong thời gian qua, đồng thời, xây dựng các mô hình giảm nghèo mới phù hợp với điều kiện của người dân. Đặc biệt, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, luôn được tiến hành thường xuyên, nhằm giúp bà con thu được năng suất cao trên cùng diện tích canh tác. Khi thu nhập người dân được nâng lên và ổn định thì việc tiếp cận các dịch vụ xã hội sẽ thuận lợi hơn. Có như vậy, công tác giảm nghèo mới thật sự mang lại hiệu quả và bền vững”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU