【bang xep hang giai hang nhat】Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính: Phải liên thông và đồng bộ
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:23:58 评论数:
Triển khai nhiều hệ thống CNTT cốt lõi,ỨngdụngCNTTtronglĩnhvựctàichínhPhảiliênthôngvàđồngbộbang xep hang giai hang nhat phục vụ quản lý
TS. Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Tin học và thống kê tài chính (TH&TKTC), Bộ Tài chính cho biết, trong toàn ngành Tài chính đã phát triển nhiều hệ thống CNTT cốt lõi, phục vụ hiệu quả công tác quản lý. Hiện có 4 phần mềm của Bộ Tài chính đang được đa số các cơ quan tài chính khai thác (Phần mềm quản lý ngân sách nhà nước (NSNN); hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc; phần mềm quản lý, đăng ký tài sản nhà nước; phần mềm cấp mã đơn vị sử dụng ngân sách) và 2 phần mềm liên quan tới lĩnh vực kế toán ngân sách và kho bạc (hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TAMIS) và phần mềm quản lý ngân sách). Các phần mềm này đã phát huy hiệu quả nhất định trong quản lý NSNN của ngành Tài chính nói chung và của các ngành dọc nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn.
Phó Cục trưởng Nguyễn Việt Hùng dẫn chứng, hệ thống TABMIS đã được triển khai áp dụng ổn định từ năm 2012 tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố toàn quốc. Việc triển khai thành công hệ thống TABMIS góp phần nâng cao tính minh bạch trong thực hiện kế toán thu - chi NSNN. Tuy nhiên, việc phân tích các báo cáo theo yêu cầu đặc thù của cơ quan tài chính địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đặc biệt trong công tác tổng hợp quyết toán ngân sách.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt Hùng, phần mềm quản lý ngân sách là phần mềm duy nhất của Bộ Tài chính triển khai cho cơ quan tài chính địa phương phục vụ công tác tổng hợp quyết toán. Tuy nhiên do phân cấp ngân sách nên nhiều cơ quan tài chính địa phương đã đầu tư để sử dụng phần mềm riêng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu theo quy định, gây khó khăn cho việc tổng hợp quyết toán tại Bộ Tài chính.
Việc triển khai hệ thống thông tin/phần mềm tại các cơ quan tài chính địa phương có một số tồn tại, đó là: sự không đồng bộ trong khai thác sử dụng các phần mềm do Bộ Tài chính triển khai (chạy trên hạ tầng kỹ thuật công nghệ thống nhất ngành Tài chính) và các hệ thống phần mềm do UBND tỉnh/sở tài chính tự triển khai (chạy trên hạ tầng riêng của tỉnh).
Đối với các hệ thống phần mềm do Bộ Tài chính triển khai, ngoài các báo cáo thống kê theo chế độ báo cáo, cơ quan tài chính địa phương theo yêu cầu quản lý đặc thù cần có các báo cáo phân tích chuyên đề phục vụ công tác quản lý, điều hành tài chính – ngân sách theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Do vậy, cần nghiên cứu đề xuất mô hình ứng dụng đảm bảo tính mở, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Định hướng rõ ràng
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, phát triển chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản định hướng triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính - ngân sách (Quyết định số 556/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách...).
Theo đó, nguyên tắc phát triển ứng dụng CNTT trong toàn ngành là: tiết kiệm chi phí đầu tư, lấy người dùng làm trung tâm và phù hợp với quy định. Việc triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính địa phương không chồng chéo; theo hướng đầu tư một lần, sử dụng được ở nhiều địa phương nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư. Ứng dụng CNTT phải đáp ứng được nhu cầu quản lý, nhu cầu nghiệp vụ của cả Bộ Tài chính và cơ quan tài chính địa phương. Đầu tư triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính địa phương phải phù hợp với quy định về quản lý, phân cấp ngân sách.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, hiện nay giữa cơ quan Bộ Tài chính, các tổng cục và các cơ quan tài chính địa phương có sự liên thông chặt chẽ trao đổi dữ liệu tài chính ngân sách. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính, bên cạnh việc bám sát chủ trương, định hướng chung của Chính phủ, của Bộ Tài chính thì toàn ngành Tài chính cần triển khai các bước tiếp theo để mô hình trao đổi dữ liệu, mô hình liên thông được triển khai bài bản thống nhất, đảm bảo thông tin thông suốt; đảm bảo cho hệ thống thông tin phát triển quy hoạch rõ ràng, hiệu quả, tiết kiệm; tăng cường an toàn an ninh thông tin; song hành với định hướng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số.
Ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Trích Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính |
Đức Minh