Thu Thảo
BPO - Tư duy,ỡkhoacutechohợptaacutecxatildenocircngnghiệxem bảng xếp hạng bóng đá pháp nhận thức của nông dân đối với vai trò kinh tế tập thể hiện nay đang dần có sự thay đổi rõ nét khi ngày càng có nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp mới được thành lập. Sự phát triển của các HTX sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, để HTX phát triển nhanh và bền vững rất cần có sự hỗ trợ của các cấp, ngành, cơ quan chức năng trong việc nâng cao trình độ quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh cho cán bộ, thành viên HTX.
GẮN KẾT ĐỂ ĐI XA HƠN
Tận dụng lợi thế nguồn phế phẩm sẵn có từ địa phương để phát triển nông nghiệp hữu cơ là mục tiêu HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang (huyện Lộc Ninh) hướng tới từ những ngày đầu thành lập. Vượt qua nhiều khó khăn, từ diện tích khoảng 20 ha, đến nay HTX đã phát triển lên hơn 30 ha hồ tiêu canh tác theo hướng hữu cơ sinh học. Sản phẩm hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang được thị trường trong và ngoài nước đón nhận. Đây là những thành công bước đầu để HTX tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất. Theo ông Phạm Thanh Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, mục tiêu của HTX là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho kinh tế hợp tác.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang là mục tiêu Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang (huyện Lộc Ninh) hướng đến
Phần lớn HTX trên địa bàn tỉnh đang thực hiện vai trò cầu nối cho thành viên trong các dịch vụ như: cung ứng giống, cây trồng, vật tư nông nghiệp theo hình thức mua chung, bán chung, chia sẻ kỹ thuật, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên rất nhiều so với sản xuất theo phương thức truyền thống.
Nâng cao năng lực hoạt động của HTX sẽ hình thành chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Trong ảnh: Sản phẩm sầu riêng của HTX cây ăn trái Bàu Nghé (TX. Phước Long) được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, Bình Phước thành lập mới 17 HTX, nâng tổng số HTX trên toàn tỉnh lên 313. Phát triển HTX nông nghiệp sẽ góp phần khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát để có thể tiếp cận các thị trường chính ngạch, khó tính, nâng cao giá trị nông sản, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân. |
“Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hướng tới mỗi năm của HTX là 20%, vì diện tích đất nông nghiệp tại Bàu Nghé còn rất nhiều” - ông Trương Văn Đảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX cây ăn trái Bàu Nghé, xã Phước Tín, thị xã Phước Long cho hay. Hiện nay, các thành viên HTX cây ăn trái Bàu Nghé được mua vật tư nông nghiệp giá rẻ, chiết khấu theo số lượng lớn với đơn vị đầu mối là HTX. Các thành viên cũng thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng - loại cây ăn trái HTX đang đặt mục tiêu phát triển cả về diện tích lẫn sản lượng, chất lượng cho xuất khẩu. Cơ hội, dư địa, không gian, tiềm năng sản xuất, phát triển kinh tế tập thể còn rất lớn, đặc biệt là khi các thị trường xuất khẩu đã bắt đầu rộng cửa cho mặt hàng nông sản sầu riêng.
NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
Ông Cao Minh Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp sản xuất rau an toàn phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long cho biết, ngay sau khi thành lập, HTX thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các cấp hội nông dân, đơn vị chức năng về nguồn vốn, đầu ra nông sản. “Hội Nông dân phường Phú Thịnh cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của HTX, từ đó giúp cải thiện thu nhập của thành viên” - ông Đông chia sẻ.
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Xanh, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng tuy mới thành lập nhưng bước đầu đã đạt một số kết quả tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên - Ảnh: Quốc Phong
Tuy vậy, thực tế cho thấy, hoạt động của các HTX nông nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. “Điểm nghẽn” lớn nhất là đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, nguồn vốn khiêm tốn, khó mở rộng hoạt động sản xuất cũng như làm dịch vụ. Trong khi giai đoạn hiện nay đòi hỏi các HTX phải hoạt động ngày càng bài bản, tiếp cận với hình thức quản lý hiện đại.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh và bài bản để nâng cao năng lực hoạt động. Các HTX hoạt động chủ yếu theo hình thức tập hợp thành viên, tập hợp diện tích đất chứ chưa đi sâu vào phát triển các loại hình kinh doanh phù hợp đặc điểm và tình hình thực tế. “Các HTX có thể xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ đầu ra hoặc đầu vào. Đầu vào tức là mua lại vật tư nông nghiệp giá rẻ rồi bán cho các thành viên. Còn đầu ra là bao tiêu sản phẩm cho thành viên. Lợi nhuận từ 2 hình thức này sẽ được dùng cho hoạt động của HTX” - bà Nhung chia sẻ. Đồng thời, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho rằng, các HTX cần nâng cao năng lực hoạt động thì mới phát huy hết hiệu quả các nguồn lực được đầu tư, mở rộng quy mô theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
Liên minh HTX tỉnh đã có kế hoạch giám sát, đối thoại nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất của các HTX. Từ đó, giúp các HTX tiếp cận những chính sách hỗ trợ, nguồn lực phù hợp cũng như hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao nhận thức của các thành viên về vai trò HTX kiểu mới, khuyến khích thành viên tham gia góp vốn để HTX có thêm nguồn lực phát triển. Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG |
UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp sản xuất, chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm chủ lực có quy mô lớn theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2023. Theo đó, năm 2023 sẽ tập trung vận động, hỗ trợ thành lập mới 4 mô hình HTX nông nghiệp đi vào sản xuất, chế biến sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của tỉnh; hỗ trợ 10 HTX nông nghiệp tiếp cận ứng dụng chuyển đổi số; hỗ trợ 10 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào hoạt động sản xuất...