Trong năm 2021,ọcvcngnghệvữngtiếlịch giao hữu bóng đá hôm nay dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, nhưng ngành khoa học và công nghệ (KHCN) tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đạt những kết quả đáng phấn khởi. Đó là bước đệm quan trọng để ngành vững tiến trong năm tới, tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học là một trong những định hướng của ngành KHCN trong năm tới.
Nhiều kết quả ấn tượng
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành KHCN năm 2021. Thông qua cơ chế đặt hàng của các sở, ngành, Sở KH&CN đã tổ chức hội đồng để xét duyệt thuyết minh, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện 11 đề tài, dự án, là nhiệm vụ KHCN tỉnh năm 2021. Các đề tài, dự án thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như nông nghiệp, kinh tế, môi trường, du lịch,... Ông Huỳnh Trường Vĩnh, Giám đốc Sở KH&CN, cho biết: “Hiện các nhiệm vụ trên đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị thẩm định kinh phí trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai nghiên cứu”.
Sở cũng đang trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung dự án “Sản xuất thử nghiệm than sinh học từ lục bình kết hợp sản xuất phân hữu cơ bằng các phương pháp khác nhau và ứng dụng trong mô hình sản xuất nông nghiệp” vào danh mục thực hiện năm 2021. Ngoài ra, còn có 2 dự án cấp bộ đã được Bộ KH&CN phê duyệt, đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện năm 2022. Dự kiến đến hết năm 2021, tổ chức xét duyệt được 15 đề tài, dự án; nghiệm thu 6 đề tài, dự án; chuyển giao kết quả nghiên cứu 8 đề tài, dự án. Những đề tài, dự án này khi đưa vào ứng dụng thực tế, hứa hẹn sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý thị trường công nghệ và an toàn bức xạ hạt nhân tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Sở tích cực phổ biến, nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Thường xuyên thông tin về KHCN qua trang thông tin điện tử của Sở KH&CN, các cơ quan báo, đài ở Hậu Giang. Tiếp tục duy trì quản lý tình hình hoạt động của 28 cơ sở y tế với 57 thiết bị X-quang; 4 cơ sở công nghiệp với 12 nguồn phóng xạ và 5 thiết bị bức xạ. Tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện và trình Bộ KH&CN ban hành kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Song song đó, Sở KH&CN cũng tích cực thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện hướng dẫn 17 tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu công nghiệp, được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận 47 đơn và cấp 48 văn bằng. Phối hợp tổ chức thành công Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật; Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng; Hội thi Tin học trẻ.
Ngoài ra, công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và các hoạt động sự nghiệp tiếp tục được Sở KH&CN quan tâm, thực hiện xuyên suốt, đảm bảo tiến độ kế hoạch năm đã đề ra.
Những định hướng đầy triển vọng
Năm 2022, ngành KHCN sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 50 của UBND tỉnh về “Khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tìm kiếm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh mới.
Đồng thời, Sở KH&CN tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Tham mưu ban hành, triển khai thực hiện “Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN có sự tham gia của doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở địa phương.
Để phát triển và khai thác tài sản trí tuệ, sở sẽ tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và đẩy mạnh hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Triển khai Kế hoạch 66 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thực hiện “Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030”. Tham mưu UBND tỉnh ban hành “Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang đến năm 2030”. Đồng thời, tiếp tục phát triển tiềm lực KHCN; triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của ngành và đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực KHCN.
Bên cạnh đó, ngành KHCN sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động hợp tác về KHCN. Theo bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở KH&CN: “Thời gian tới, ngành tiếp tục nâng tầm hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Sở KH&CN thành phố Cần Thơ. Đồng thời, mở rộng hợp tác với các viện, trường đại học trên cả nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN, thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư vào tỉnh”. Sở cũng sẽ tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị; đầu tư khu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen và ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
Với những định hướng rõ ràng, cụ thể, ngành KHCN tỉnh hứa hẹn sẽ tiếp tục vững tiến, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ