Sẽ có lộ trình tiến tới cân bằng tuổi làm việc cho cả nam và nữ
Theólộtrìnhthuhẹpkhoảngcáchtuổinghỉhưucủanamvànữkết quả.bóng đáo các chuyên gia, tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ cần quy định mềm để người lao động lựa chọn mà về lâu dài cũng cần tiến tới đảm bảo sự bình đẳng trong thời gian làm việc và trả lương của cả nam và nữ.
Lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao
Theo Luật sư Nguyễn Giang Nam - Công ty Luật Smart Law (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh), tuổi nghỉ hưu của người lao động ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014. Dù tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường hiện hành đối với nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, song trên thực tế tuổi nghỉ hưu đang thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tuổi nghỉ hưu bình quân năm 2012 chỉ là 54,17 tuổi, trong đó tuổi nghỉ của nam là 55,6 tuổi và nữ là 52,6 tuổi. Thời gian đóng BHXH bình quân của nam là 28 năm, của nữ là 23 năm.
Điều 187 Bộ Luật lao động 2012 quy định, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 tuổi đối với nam và 55 với nữ. Theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, từ 1/1/2021, mỗi năm tuổi nghỉ hưu của nam và nữ tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi.
Đáng chú ý, có thực tế là người lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu còn rất cao. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), có đến 60% người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 - 69 đang làm việc. Mỗi năm có khoảng 120.000 lao động nghỉ hưu thì sẽ có khoảng 48.000 người lao động tiếp tục làm việc, xuất phát từ nhu cầu tăng thêm thu nhập phục vụ cho cuộc sống, cũng như đóng góp và cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình tích lũy làm việc.
Cũng theo ông Nam, thực tế các nước đang áp dụng tuổi nghỉ hưu không giống nhau nên có thể nói không có chuẩn mực chính xác nào cho tuổi nghỉ hưu. Do đó, ông Nam cho rằng, các nhà làm luật phải dựa vào tình hình thực tế của quốc gia để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Hơn hết, tuổi nghỉ hưu không chỉ của riêng người lao động, mà còn ảnh hưởng tới doanh nghiệp và các chính sách an sinh xã hội.
Có lộ trình thu hẹp khoảng cách để không gây “sốc”
Thực tế, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu vẫn luôn gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có quan điểm cho rằng, quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau của nam và nữ thể hiện việc phân biệt đối xử về giới. Trong khi đó, điều kiện phát triển kinh tế và dịch vụ xã hội đã được cải thiện, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội phát triển nghề nghiệp và điều kiện, khả năng hưởng thụ quyền lợi như: mức lương, lợi ích quỹ lương hưu. Mặt khác, phần lớn người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục duy trì tuổi nghỉ hưu hiện hành.
Với bối cảnh như vậy, theo ông Nam vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu nên để người lao động lựa chọn, theo nhu cầu và khả năng của các bên, nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của cả hai phía. Ông Nam dẫn chứng, thực tế hiện nay có trường hợp người lao động vẫn còn sức khỏe tốt nhưng lại đến tuổi nghỉ hưu song lại không đủ điều kiện về số năm đóng BHXH.
Bàn về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh, tăng tuổi nghỉ hưu cần đánh giá tác động cụ thể đối với các nhóm ngành nghề, đặc biệt vấn đề giới phải được nhìn nhận một cách thực chất. “Lộ trình đến thời điểm nào đó, tuổi nghỉ hưu của nữ phải bằng nam. Tuy nhiên, việc sửa đổi nội dung Bộ luật Lao động hiện nay phải có lộ trình giảm khoảng cách chứ không phải nâng tuổi hưu của nữ và nam lên bằng nhau ngay được” - ông Quảng nhấn mạnh.
Dưới góc độ cơ quan soạn thảo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Hà Đình Bốn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, tăng tuổi nghỉ hưu cần có lộ trình để đảm bảo không gây sốc. Thêm nữa, đây là vấn đề còn liên quan đến hệ thống pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, việc tổ chức, xắp xếp bộ máy… bản thân các doanh nghiệp cũng cần có thời gian để chuẩn bị. “Tuổi nghỉ hưu không nên tăng quá nhanh vì sẽ làm đảo lộn các quy định khác cũng như ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Tuy nhiên, vì tuổi nghỉ hưu của nam và nữ hiện đang có sự chênh lệch là 5 năm nên cơ quan soạn thảo đề xuất tuổi nghỉ hưu của nữ tăng cao hơn để tiến tới thu dần khoảng cách nhanh hơn” - ông Bốn cho biết.
Mặc dù vậy, ông Bốn cũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ lựa chọn phương án tăng tuổi nghỉ hưu sao cho đảm bảo an toàn, tạo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật, bảo hiểm xã hội và các văn bản khác. Trên hết là phù hợp với bối cảnh nguồn lực của quốc gia và đảm bảo trong việc xắp xếp bộ máy.
Mai Đan