Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn,ẻkinhnghiệmquảnlýkinhtếvĩmôtỷ số nhât bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm sút, khủng hoảng nợ công và bài toán thâm hụt ngân sách nghiêm trọng tại một số khu vực đã và đang đòi hỏi nhiều nền kinh tế trên thế giới buộc phải tái cấu trúc.
Việt Nam cũng đang nhìn nhận nghiêm túc những thách thức lớn của thế giới đối với nền kinh tế- tài chính quốc gia. Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế với mục tiêu đảm bảo công tác quản lý kinh tế vĩ mô gắn liền với ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý tài chính công Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cũng như bài học giải quyết các thách thức trong quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công tác quản lý tài chính công tại Việt Nam.
Những vấn đề được các diễn giả quan tâm đó là bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính, bài học từ bong bóng tài sản của Nhật Bản và những chia sẻ về một số chính sách thuế liên quan đến bất động sản của Việt Nam...
Tìm nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính từ sau năm 2000 đến nay, Giáo sư Taisei Kaizoji (Đại học Quốc tế Cơ đốc quốc tế) đưa ra 2 giả thuyết, đó là: do bong bóng nhà đất và hoạt động ngân hàng quá mức. Giáo sư kết luận, đổ vỡ bong bóng giá tài sản thường diễn ra sau đầu tư tăng lên, tín dụng mở rộng và cân đối tài khoản vãng lai suy giảm. Độ lệch lớn giữa các biến số so với các xu hướng nội địa cũng có ít nhiều giá trị là các chỉ số về đổ vỡ bong bóng giá tài sản.
Đối với trường hợp Việt Nam, Giáo sư Taisei Kaizoji cho rằng, do ảnh hưởng của lạm phát vào năm 2008 và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đã tạo ra đầu cơ vào thị trường bất động sản. Giáo sư khuyến cáo, Việt Nam cần phải có những nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn nữa để có những phương án cụ thể, hiệu quả cho thị trường bất động sản.
Liên quan đến xử lý bong bóng bất động sản, đại diện Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, thực tiễn kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy không có sắc thuế nào được ban hành riêng để hạn chế đầu cơ bất động sản mà các nội dung liên quan đến hạn chế đầu cơ bất động sản thường được lồng ghép vào trong nhiều sắc thuế khác nhau như thuế thu nhập đối với lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản, thuế nhà, đất...
Để hạn chế đầu cơ bất động sản, theo chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, cần tăng cường quản lý Nhà nước về nhà, đất và thị trường bất động sản, trong đó đẩy mạnh công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thống nhất; thực hiện chính sách tín dụng phù hợp, đồng thời sử dụng công cụ chính sách thuế nhằm điều tiết thu nhập từ việc sử dụng, chuyển nhượng bất động sản và gián tiếp điều chỉnh hành vi đầu cơ bất động sản...
Gợi ý kinh nghiệm của Nhật Bản khi loại bỏ nợ xấu thông qua khôi phục tài chính và công nghiệp sau khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ, ông Yoshio đến từ JICA cho biết, để đối phó với tình trạng bấp bênh ngày càng tăng liên quan đến tình trạng tài chính và kinh tế của quốc gia, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các biện pháp chính sách để đem lại sự ổn định tốt hơn cho hệ thống tài chính nhờ nỗ lực khôi phục nhanh chóng chức năng trung gian tài chính thông qua thúc đẩu loại bỏ nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi để tái phân bổ nguồn lực một cách phù hợp cho những lĩnh vực tăng trưởng mới.
Để loại bỏ nợ xấu thông qua khôi phục công nghiệp do IRCJ dẫn đầu, kết quả đã có 41 công ty được khôi phục nhờ kế hoạch hỗ trợ của IRC, hơn 10% tổng nợ xấu ở Nhật Bản đã được IRCJ loại bỏ, vị đại diện JICA nhấn mạnh.
Minh Anh