Thông tin cập nhật trên tờ Zee News (Ấn Độ) cho hay,áthiệntinhdầuhoaoảihươnggâykíchứkết quả trận gamba osaka nhiều báo cáo nhận định các sản phẩm làm đẹp từ hoa oải hương có nguy cơ gây dị ứng cho một số người dùng. Cơ quan hóa chất Châu Âu (ECHA) cũng đã xếp loại dầu hoa oải hương vào danh sách chất gây kích ứng da. Việc phân loại này có thể khiến Liên minh Châu Âu sẽ yêu cầu nhà sản xuất gắn nhãn cảnh báotrên các sản phẩm làm từ hoa oải hương từ năm 2018. Tinh dầu hoa oải hương có nguy cơ gây kích ứng da. Ảnh minh họaTính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất một nhà sản xuất sản phẩm từ hoa oải hương thông báo với ECHA về nguy cơ dị ứng từ loại tinh dầu này trong nhà máy của họ, Alex Scott, một biên tập viên cao cấp tại Chemical & Engineering News, tạp chí tin tức hàng tuần của Hiệp hội Hóa học Mỹ, cho biết. Theo Ủy ban Châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu, việc yêu cầu gắn nhãn mác cảnh báo cũng đồng nghĩa với việc những người chuyên trồng hoa oải hương sẽ gặp nhiều thách thức, thậm chí nếu quy định có hiệu lực thì công việc kinh doanh oải hương sẽ đứng trên bờ vực phá sản, ông Scott mở rộng vấn đề. Một nhóm đại diện cho ngành công nghiệp gồm 1.500 người trồng cây lấy hương và dược liệu tại Pháp đang phát động chiến dịch nhằm ngăn chặn yêu cầu gắn nhãn mác cảnh báo từ phía cơ quan chức năng của Liên minh Châu Âu. Tinh dầu hoa oải hương được sử dụng khá phổ biến trong nước hoa thời xưa, còn ngày nay nó cũng là một thành phần hoạt chất hữu dụng trong hàng loạt sản phẩm tiêu dùngtừ xà phòng đến mật ong. Ngoài ra, nhiều loại dầu còn có tác dụng khử trùng hoặc chống viêm nhẹ. Vậy các cơ quan chức năng có nên gắn mác cảnh báo dị ứng trên những sản phẩm chứa hoa oải hương hay không? Linh Nguyễn Xúc xích thịt heo chứa thành phần gây dị ứng |