Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021 + GDP năm 2021 khoảng 6%; CPI khoảng 4% + Nâng tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42% Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, ngày 11/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và tập trung thảo luận về kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Ngành Hải quan: Kiểm soát nợ thuế hiệu quả Nhằm “kìm” nợ thuế xuống mức thấp nhất và phấn đấu thu nộp NSNN ở cao nhất, Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý và thu hồi nợ đọng thuế, thường xuyên báo cáo về tình hình thu hồi nợ thuế. Chuyển biến về chất trong công tác kiểm tra sau thông quan Vừa hạn chế tối đa việc kiểm tra để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vừa đảm bảo việc nắm nắm bắt, phân tích, đánh giá thông tin để kiểm tra trường hợp có dấu hiệu vi phạm đạt hiệu quả cao là những chuyển biến đáng ghi nhận của Cục Kiểm tra sau thông quan. Kiên Giang: Buôn lậu chuyển hướng sang đường biển Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang, mặc dù tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng các lực lượng chức năng tại biên giới vẫn duy trì các chốt phòng chống dịch, chống người xuất nhập cảnh trái phép và chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Từ việc siết chặt kiểm soát trên tuyến đường bộ nên buôn lậu đang có dấu hiệu chuyển sang đường biển, gây khó khăn trong công tác kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ. Tăng tính minh bạch của công ty chứng khoán Nhiều quy định được cho là sẽ giúp các công ty chứng khoán đi vào khuôn khổ đang được đặt ra, dự báo sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cũng như tăng tính minh bạch cho thị trường. Kiểm soát chặt nợ công, tăng dư địa chính sách tài khóa Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, vay và trả nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 đã đạt nhiều kết quả tích cực, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý nợ công theo các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay gắn với trách nhiệm trả nợ Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, vay và trả nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 đã đạt nhiều kết quả tích cực, song tồn tại vẫn còn. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hữu Hiển (ảnh)– Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính xung quanh nội dung này. Xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển: Còn nhiều khó khăn Theo rà soát thống kê, hiện có hàng nghìn container phế liệu không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Hải Phòng và TPHCM. Mặc dù cơ quan Hải quan đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để yêu cầu các hãng tàu làm thủ tục tái xuất số container này, nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vướng mắc, khó khăn. Xác định trọng điểm rủi ro để phòng ngừa vi phạm Hiện lực lượng Hải quan đang tập trung phân tích rủi ro, đánh giá thông tin để chủ động kiểm soát sớm các rủi ro phát sinh trong chuỗi cung ứng hàng hóa, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Doanh nghiệp cần “cú huých” để thay đổi chiến lược thị trường Chiến lược thị trường gắn với sản phẩm cụ thể cho các DN trong thời gian tới phải có sự thay đổi khi bối cảnh kinh tế - xã hội cũng đã và đang có nhiều thay đổi. Để làm được điều này, các DN cần sự nỗ lực để tái cấu trúc mạnh mẽ, hoàn thiện chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngân hàng “bắt tay” doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu Mùa vụ cuối năm đã đến, hoạt động giao thương quốc tế cũng đã dần được khôi phục sau nhiều tháng “khốn khó” vì đại dịch Covid-19. Do đó, các doanh nghiệp tranh thủ tìm kiếm thời cơ, bắt tay với ngân hàng để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Thiếu hụt nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo Nguồn nhân lực về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay của Việt Nam mới chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường. Sớm khởi động hàng tết Tân Sửu Chỉ hơn 2 tháng nữa là đến mùa tiêu dùng tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Theo nhu cầu hằng năm, các mặt hàng thực phẩm, đồ uống giải khát sẽ có nhu cầu tăng mạnh. Để đảm bảo nguồn hàng phục vụ người dân, các địa phương và doanh nghiệp đã lên kế hoạch để cân đối cung – cầu, đảm bảo nguồn cung với mức giá bình ổn khi đến tay người tiêu dùng. Dự kiến các mặt hàng thiết yếu sẽ được giữ ở mức giá bình ổn, không có sự thay đổi nhiều. Việt Nam sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 Và nhiều tin bài chất lượng khác! |