【cách đánh chẵn lẻ luôn thắng】Triển khai mô hình áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen tại Công ty TNHH Minh Phương
Công ty TNHH Minh Phương được thành lập năm 1998 thuộc cụm công nghiệp làng nghề La Phù,ểnkhaimôhìnhápdụngcáccôngcụcảitiếnKaizentạiCôngtyTNHHMinhPhươcách đánh chẵn lẻ luôn thắng Hoài Đức, Hà Nội. Công ty Minh Phương là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực dệt kim tại làng nghề La Phù với đa dạng các sản phẩm cao cấp từ len. Sản phẩm len tại công ty được sản xuất theo phương pháp dệt kim phẳng và dệt kim định hình trên dây chuyền máy móc hiện đại. Sản phẩm hoàn chỉnh với số đo chuẩn, đường may đều, phụ kiện trang trí cầu kỳ là những điểm khác biệt nổi bật khi so sánh với các sản phẩm len cùng chủng loại trên thị trường.
Khả năng nắm bắt thị trường và sản xuất đa dạng mặt hàng may mặc từ len phục vụ cả thị trường trong nước và quốc tế được coi là thế mạnh cạnh tranh của công ty Minh Phương so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Từ cuối những năm 1990, trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu hội nhập quốc tế sâu rộng, Minh Phương là một trong những doanh nghiệp tiên phong xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Hiện tại, công ty đã thành công trong việc mở rộng sự hiện diện của mình tại hàng loạt thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc...
Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề áp dụng công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh”của Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu từ năm 2019 và đã triển khai rộng khắp trên 05 làng nghề ở các địa phương ở phía Bắc gồm: Làng nghề La Phù (với sản phẩm dệt kim và sản xuất, chế biến thực phẩm), Làng nghề Chăn ga gối đệm Trát Cầu (với các sản phẩm là chăn, ga, gối và đệm), Làng nghề Cơ khí Rùa (với các sản phẩm cơ khí), Làng nghề gốm sứ Bát tràng (với sản phẩm gốm, sứ) và Làng nghề Phương La (với sản phẩm là các loại khăn).
Công ty TNHH Minh Phương thuộc làng nghề La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) được lựa chọn là một trong các doanh nghiệp để triển khai Dự án. Là một doanh nghiệp mạnh và uy tín trong làng nghề, việc triển khai áp dụng thành công công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại công ty có ý nghĩa quan trọng dẫn tới sự thành công của Dự án.
Dự án đã thực hiện triển khai mô hình áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen tại công ty theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Dự án đã tư vấn hỗ trợ công ty Minh Phương hiểu rõ và bắt đầu áp dụng Triết lý Kaizen trong các công đoạn và quy trình sản xuất. Trong giai đoạn tiếp theo, Dự án đã hỗ trợ công ty dần đưa triết lý Kaizen trở thành một nét văn hoá cải tiến trong công ty từ đó góp phần gia tăng giá trị cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tiến tới phát triển bền vững và chinh phục nhiều thị trường mới.
Các hoạt động cụ thể của Dự án tại công ty
Thứ nhất,nhóm triển khai Dự án đã tiến hành khảo sát thực trạng phân xưởng sản xuất nhằm tìm hiểu và nhận diện những mặt hạn chế tại công ty Minh Phương để có cơ sở đề xuất các giải pháp cải tiến tập trung vào nâng cao năng suất và giảm thiểu tối đa các lãng phí. Trong quá trình khảo sát, nhóm triển khai Dự án đã phát hiện ra các lãng phí như sau tại phân xưởng sản xuất như: Lãng phí tồn công đoạn nhiều, tồn sau dệt do cuối ngày mới chuyển bộ phận kiểm; tồn khâu kiểm do sửa và kiểm; tồn tại bộ phận Linking do làm theo lô lớn và một người làm nhiều công đoạn; tồn sau kiểm do chờ đủ mẻ giặt; Lãng phí sửa lại nhiều do làm theo lô lớn nên liên tục bị trễ trong xử lý lỗi chất lượng; Lãng phí thao tác do nhiều công đoạn làm thủ công và do tính phức tạp của ngành dệt kim; Lãng phí tìm kiếm nhiều do hoạch định đặt để chưa khoa học; Lãng phí vận chuyển do việc hoạch định các khu vực làm việc bị tách xa không theo dòng chảy.
Bên cạnh đó, tại từng công đoạn sản xuất, nhóm Dự án đã nhận ra những điểm hạn chế tại từng quy trình như sau: Tại khu vực máy dệt tự động: công việc chưa được tiêu chuẩn hóa; khu vực làm việc chưa được hoạch định rõ ràng; Tại công đoạn kiểm mảnh xảy ra tình trạng hàng lỗi nhiều; Tại công đoạn may áo: sản xuất theo mô hình nhiều việc được dồn vào người có kỹ năng tốt đã dẫn đến tình trạng leadtime kéo dài và chậm chuyển giao lô hàng đến công đoạn tiếp theo; Công đoạn kiểm áo sau may xảy ra tình trạng lỗi nhiều; Công đoạn đóng gói: do thành phẩm bị chậm tại các công đoạn trước đã dẫn đến tình trạng chờ đủ số lượng hàng để đóng gói. Ngoài ra, do mặt bằng phân xưởng đóng gói chật trội đã gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa.
Thứ hai,nhóm triển khai Dự án tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp về việc áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen, cụ thể như sau: Đào tạo về công cụ 5S và quản lý trực quan cho lãnh đạo và nhóm cải tiến để nhận thức được yêu cầu và cách thức triển khai các công cụ này dưới hiện trường sản xuất; Xác định thành phần lao động cần đào tạo để người lao động có thể đảm nhiệm thêm một vài công đoạn trong việc bố trí ghép các công đoạn dễ dàng hơn.
Xây dựng chương trình đào tạo (ai đào tạo, mục tiêu cần đạt được, thời gian, đánh giá); Tư vấn và hướng dẫn bố trí các công đoạn ráp tại khu vực ráp Linking theo dòng chảy liên tục (cho một lô sản phẩm cụ thể); Tư vấn thực hành công cụ dòng chảy liên tục, giảm thiểu tồn công đoạn, giảm thiểu lỗi chất lượng cho xưởng dệt (đưa công đoạn kiểm mảnh ngay sau công đoạn dệt mảnh); Tư vấn thực hành công cụ dòng chảy liên tục, cân bằng chuyền giảm thiểu tồn công đoạn, giảm lãng phí thao tác, giảm lead time sản xuất đơn hàng cho khu vực xưởng may linking.
Sau thời gian triển khai mô hình áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen trong sản xuất theo tư vấn và hỗ trợ của Nhóm dự án, tại công ty Minh Phương đã thu được các kết quả như sau: Chuyên môn hóa công việc cụ thể tại từng phân xưởng sản xuất; Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên mới nhằm rút ngắn khoảng cách khoảng cách tay nghề nười lao động; Tiêu chuẩn hóa các khu vực làm việc với đường viền sơn vàng; Chuyển khu vực kiểm mảnh về ngay sau công đoạn dệt mảnh; Bố trí dòng chảy liên tục, kết nối các công đoạn may Linking theo dòng chảy để tăng năng suất.