【kết quả bóng dá ngoại hạng anh】Mua kit test Việt Á giá đắt rồi nhận tiền hối lộ thì không thể nói oan

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 14:54:44 评论数:

Ông Cường nói: Hiện nay ta đang quản lý theo quy trình và phải tuân thủ quy trình đấy. Nhưng trên thực tế,ệtÁgiáđắtrồinhậntiềnhốilộthìkhôngthểnókết quả bóng dá ngoại hạng anh rất nhiều vụ làm đúng quy trình, nhưng kết quả không đúng, vẫn xảy ra những chuyện như thất thoát, tham nhũng, sai phạm.

Công khai, minh bạch hóa để tránh sai phạm

Trong vụ Việt Á, khi bắt buộc doanh nghiệp phải công khai giá cả hàng hóa nhập khẩu liệu có ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh của họ, thưa ông?

Tôi nghĩ không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ quan quản lý nhà nước cũng phải công bố công khai về các hàng hóa được xuất nhập, giá cả như thế nào. Với quản lý thuế xuyên biên giới, yêu cầu các quốc gia phải công bố với nhau về giá, nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các tập đoàn lớn để tránh tình trạng chuyển giá.

Với hàng hóa nhập khẩu trong nước, việc công bố công khai giá bao nhiêu là chuyện bình thường. Tôi nghĩ những yếu tố đầu vào không phải bí mật kinh doanh, công khai những thông tin đó không sao, không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Ở nước ta hay có câu chuyện, sau khi xảy ra sự vụ mới trở lại để tìm hiểu. Tôi nghĩ, khi đã sử dụng cơ chế công khai, trừ những thứ quy định cấm, bí mật nhà nước, còn lại phần lớn đều có thể công khai.

ĐB Hoàng Văn Cường.

Theo ông, điều này cần được thể chế hóa như thế nào để thực hiện được?

Như tôi đã nói, cần phải thay đổi cơ chế quản lý, chuyển từ cơ chế quản lý tuân thủ quy trình, cầm tay chỉ việc sang quản lý theo kết quả đầu ra. Tức là không nhất thiết phải tuân thủ quy trình như thế nhưng kết quả đạt được mục tiêu thì sẽ được ghi nhận.

Và để muốn chứng minh làm ra kết quả đầu ra như thế, tôi bỏ qua các quy trình, nhưng tôi không có yếu tố cá nhân, không tư lợi, thì phải công khai, minh bạch quá trình đó.

Như vậy, công khai, minh bạch hóa là điều cần thiết để giúp tránh được những sai phạm mà đôi khi bản thân người làm có khi không biết đó là sai phạm. Nhưng nếu công khai, có thể người dân, chuyên gia, những người khác nhìn vào, chỉ ra điểm chưa phù hợp để ngăn chặn trước.

Nhưng đồng thời cũng buộc những người thực hiện phải có trách nhiệm giải trình, tại sao lại làm như thế thì người dân mới biết, mới có ý kiến để kiểm tra, giám sát, chất vấn.

Ở các nước hay nói một câu: “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình”, đây là điều là quan trọng nhất trong quản lý. Nhiều khi tuân thủ đúng quy định, quy trình nhưng kết quả chưa chắc đã tốt, thậm chí vẫn xảy ra những sai phạm như những vụ việc vừa qua.

Rõ ràng là có chia chác

Tức là ông thấy trong vụ Việt Á thiếu vắng sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình?

Với vụ Việt Á, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh dịch bệnh cho phép được chỉ định thầu, người ta vẫn thực hiện chỉ định thầu chứ không phải làm sai quy định và vẫn có các cơ quan định giá trị của kit test đó bao nhiêu. Các ban, ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài chính tham gia cùng chứ không phải chỉ có một cá nhân đứng ra tự quyết.

Điều đó cho thấy vẫn có đầy đủ ban bệ, các quy trình, chỉ có điều kết quả cho ra không như mong muốn.

Có thể các địa phương, CDC các tỉnh không biết giá gốc ban đầu kit test Việt Á nhập về chỉ chưa tới 1 USD?

Tất nhiên không thể nói rằng người ta mua như thế là không biết đắt hay rẻ. Bởi vì mua hàng xong mà đã nhận tiền hối lộ thì rõ ràng đó là hành vi không đúng. Người ta không thể nói rằng oan. Cho nên, khi các cơ quan kết luận và khẳng định phạm tội là đúng.

Nhưng nếu như công khai minh bạch giá nhập 0,9 USD/chiếc, không ai có thể bán với giá hơn 400.000 đồng/chiếc. Nếu công bố giá đó, chắc rất nhiều tập đoàn, công ty khác sẽ nhập vào bán với giá cạnh tranh, sẽ không có chuyện độc quyền của Việt Á được.

Nhiều ý kiến đang băn khoăn về giá nhập chưa tới 1 USD mà bên Việt Á nhập được hải quan công bố đó là giá test nhanh, còn giá mà Bộ Y tế cấp phép bán cho CDC các tỉnh thành là xét nghiệm PCR mới có giá 470.000 đồng. Ở đây có sự hiểu nhầm nào không, thưa ông?

Như thế mới phải công khai, đưa ra giá nào của mặt hàng nào. Chẳng hạn như test nhanh là 0,955 USD thì giá bán là bao nhiêu. Nếu công bố công khai, không bao giờ có chuyện để cho một ông được quyền bán với giá cao như thế.

Theo ông, có nên quy định cụ thể trong một luật nào đấy, yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai giá đầu vào các mặt hàng nhập khẩu để tránh tình trạng nâng giá vô tội vạ?

Trong quy định về định giá đều yêu cầu công khai giá đầu vào để có căn cứ chứ không phải không có. Nhưng hiện nay lại không bắt buộc đơn vị nhập về, đơn vị quản lý nhà nước phải công bố công khai.

Nếu muốn biết, phải thông qua cơ quan định giá, người ta định giá trước.

Không thể có chuyện nhà nước mua hàng mà không có định giá

Nhưng theo nguyên tắc, doanh nghiệp được quyền mua rẻ, bán đắt?

Đúng như thế, nhưng đây là Nhà nước mua hàng của doanh nghiệp thì buộc lòng Nhà nước phải định giá.

Giả sử doanh nghiệp lừa dối thông tin, cơ quan định giá nhà nước cũng không biết, phải mua với giá đắt, mua xong rồi ông đừng nhận tiền hối lộ đó thì không sao.

Ngược lại, ông lại nhận tiền hối lộ, chứng tỏ là đã có chia chác, vấn đề ở chỗ đó. Còn nếu như thực sự trong sạch, trong trường hợp cấp bách cần mua mà nhầm giá cao do không biết và thực sự đó là những sai lầm ngẫu nhiên, tôi nghĩ cũng chẳng ai xử lý đến mức phải đi tù.

Ý ông là trong vụ Việt Á, cơ quan nhà nước đã biết được giá gốc?

Chắc chắn rằng phải có định giá, không thể có chuyện Nhà nước đã quyết định mua hàng mà không có định giá. Có thể bản thân các cơ quan định giá đó chưa làm tròn nhiệm vụ hoặc thông tin của người cung cấp liệu chưa đúng. Ví như khi nhập hàng về lại trình hóa đơn giả, còn khi nhà nước đặt hàng, bao giờ cũng phải định giá.

Nhưng ở đây đụng chạm đến câu chuyện lợi ích, thường các bên bắt tay nhau, ai đảm bảo được sự khách quan, công khai, minh bạch như ông đặt ra?

Thực ra quy trình sinh ra có rất nhiều đơn vị độc lập rồi. Ví như khi quyết định mua hàng phải có đơn vị tư vấn định giá độc lập, sau đó lại có đơn vị thẩm định lại việc đó… để đưa ra giá đúng nhất.

Hay đấu thầu thì mỗi đơn vị lập lên một hồ sơ để yêu cầu về sản phẩm, hàng hóa cần mua, có đơn vị thẩm định hồ sơ một cách khách quan hay không?. Như vậy, luôn luôn có những bộ phận để nhìn chéo với nhau.

Có những quy trình như thế để đảm bảo không để tự quyết định và có kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên, đôi khi những người này lại không độc lập mà cố tình bắt tay với nhau thì có thể dẫn đến chuyện như vậy. Có những vụ ta đã thấy bắt từ thẩm định giá như vụ AVG là một điển hình.

Thu Hằng - Trần Thường

Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Thực tế qua các vụ tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vụ Việt Á cho thấy, những sai phạm chủ yếu xuất phát từ lòng tham, không phải từ sự nghèo khó và nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng.

最近更新