TAND TP.HCM vừa có quyết định đưa vụ án Trương Mỹ Lan (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử vào ngày 19/9. Phiên toà dự kiến kéo dài đến 19/10. Vụ án sẽ được xét xử công khai tại trụ sở TAND TP HCM. Chủ toạ phiên toà là Thẩm phán Nguyễn Thị Hà.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử xác định có 35.824 bị hại,ẤnđịnhngàyxétxửTrươngMỹLanVạnThịnhPhátgiaiđoạbóng đá wap.vn cùng 534 cá nhân và tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Các bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.
Các bị cáo Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội Rửa tiền.
Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Theo cáo trạng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI, qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ năm 2018 đến 2020, Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP, sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với 308 triệu trái phiếu.
Trương Mỹ Lan huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Ở tội Rửa tiền, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và phát hành trái phiếu như trên.
Trong quá trình chiếm đoạt số tiền này, Trương Mỹ Lan chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền do phạm tội mà có.
Số tiền này chủ yếu để chi trả khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng “khống”.
Từ 27/10/2012 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp; tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài.
Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài tổng số tiền 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng). Trong đó, chuyển đi 1,5 tỷ USD (tương đương hơn 35.361 tỷ đồng), nhận về hơn 3 triệu USD (tương đương 71.368 tỷ đồng).
Cáo buộc cho rằng bị can Trương Mỹ Lan là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương sử dụng các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu.
Bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát họp bàn với các đồng phạm là nhân sự chủ chốt của tập đoàn, Ngân hàng SCB, Công ty TVSI chọn và sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu "khống", chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.
下一篇:Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
相关文章:
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Vị vua duy nhất tử trận trong sử Việt là ai?
- Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- Lịch nhập học của các trường đại học, học viện 2024
- Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- Học viện Cảnh sát nhân dân tăng điểm chuẩn, ngành cao nhất 24,65
- Dự kiến tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT từ 2025
- Chàng sinh viên 10X lập nên đế chế công nghệ
- Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- Chàng sinh viên 10X lập nên đế chế công nghệ
相关推荐:
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- Hà Nội công bố đề minh họa 7 môn thi vào lớp 10 chương trình mới
- Hải Phòng dẫn đầu cả nước tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
- Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Danh tướng nào có màn cướp dâu chấn động sử Việt?
- Giá nhà trọ tăng chóng mặt, tân sinh viên khóc ròng
- Phụ huynh bỏ làm, thấp thỏm chờ kết quả con vào trường Tây Mỗ 3
- 3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- Người có IQ thiên tài mới giải được câu đố này