您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tỷ số champions league】VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2021

Cúp C27人已围观

简介Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khănKinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui tro ...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn
Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm
Nội lực nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh
Kinh tế Việt Nam 2021-2025: Tận dụng cơ hội mới để bứt phá

Yếu tố nào hỗ trợ tăng trưởng

Ngày 20/4,ựbáokinhtếViệtNamcóthểtăngtrưởngởmứctrongnătỷ số champions league Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách đã tổ chức tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1 năm 2021, phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện VEPR cho biết, kinh tế Việt Nam trong quý 1 giữ mức tăng trưởng 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 (3,82%). Quý 1/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,30%; khu vực dịch vụ tăng 3,34%.

Bàn về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR cho biết, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi với niềm tin đến từ vắc xin Covid-19, tuy nhiên vẫn hàm chứa nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều giữa các quốc gia và lĩnh vực kinh tế. Trong các quốc gia phát triển, Mỹ và Trung Quốc đánh dấu mức phục hồi nổi bật nhất vào cuối năm 2020. Trong khi đó, các nước châu Âu có nguy cơ đối mặt với mức suy giảm kinh tế cao một lần nữa do cấu trúc kinh tế chậm thay đổi, tiến độ tiêm chủng vaccine chậm chạp và tình hình dịch bệnh xấu đi vào cuối tháng 3.

“Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng bao gồm: Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước; kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định Thương mại Tự do và Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn; làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng”, PGS.TS. Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2021
Kinh tế Việt Nam trong quý 1 giữ mức tăng trưởng 4,48%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 (3,82%). Ảnh: Internet.

Vẫn còn những rủi ro nội tại

Tuy nhiên PGS.TS Phạm Thế Anh cũng lưu ý, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng - tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện.

Báo cáo của VEPR chỉ rõ, với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0-6,3%. Dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, rủi ro đang tiếp tục tích lũy. Đặc biệt, thị trường tài sản có nhiều dấu hiệu cho thấy đang trong tình trạng bong bóng, có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng và hoạt động kinh tế.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, VEPR cho rằng, các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có. Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Việc khoanh/ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai, bên cạnh đó cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhóm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành.

Tags:

相关文章