【soi kèo mu vs】Sức mạnh mới cho Brexit?
Tương lai vô hạn định của Brexit | |
Tương lai Brexit trắc trở giữa cuộc chơi quanh ngọn cờ “no deal” | |
Đơn đặt hàng ngành sản xuất tăng mạnh nhờ có thêm khách hàng mới |
Boris Johnson có đem lại sức mạnh mới cho Brexit? |
Tuy nhiên, chiến lược “Brexit hay là chết” của tân Thủ tướng Boris Johnson cũng đang đặt ra trở ngại không nhỏ.
Chiến thắng của cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trong cuộc bỏ phiếu tại đảng Bảo thủ không gây bất ngờ bởi ngay từ khi Thủ tướng Theresa May tuyên bố từ chức, mở đường cho đảng cầm quyền thay lãnh đạo, ông Johnson đã được dự đoán là ứng cử viên nặng ký nhất.
Ông Johnson, 55 tuổi, từng là cựu Thị trưởng London (2008-2016) và cựu Ngoại trưởng Anh (2016-2018). Ngay từ khi nước Anh “nóng” dần lên với những phong trào vận động ủng hộ hay phản đối Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016, ông đã luôn kiên trì lập trường rời EU với cam kết mở ra một kỷ nguyên mới độc lập và tự chủ cả về kinh tế và chính trị cho Vương quốc Anh đầy kiêu hãnh. Và trong cuộc vận động bỏ phiếu lựa chọn lãnh đạo mới của nước Anh hơn 1 tháng vừa qua, ông vẫn đề cao tinh thần Brexit với chủ trương "Brexit hay là chết".
Ngay sau khi có thông tin giành chiến thắng, điều đầu tiên vị chính trị gia này khẳng định là Brexit sẽ diễn ra vào “đêm Halloween” 31/10 tới dù có hay không có thỏa thuận và ưu tiên chính sách tái đàm phán thỏa thuận Brexit với EU.
Tuy nhiên, thực hiện cam kết này không phải điều dễ dàng. Hai lần trì hoãn Brexit và một tuyên bố từ chức sau mọi nỗ lực của Thủ tướng May đã chứng minh rằng lập trường này của EU là không thể lung lay. Ngay cả khi mọi thứ trở nên hỗn loạn, các nguy cơ Brexit không diễn ra hoặc Brexit không thỏa thuận ngày càng tăng cao, EU vẫn khăng khăng "không đàm phán lại”. Khả năng được cho “lý tưởng hơn cả” là ông Johnson sẽ đưa ra một thỏa thuận mới thay thế thỏa thuận 3 lần bị quốc hội bác bỏ của bà May. Tuy nhiên, việc này sẽ tốn nhiều thời gian khi thỏa thuận hiện tại đã mất 17 tháng để thương lượng.
Mặt khác, ông Johnson đã dùng khẩu hiệu "Brexit hay là chết" như một đòn chiến lược để gia tăng sức ép với EU, song chiến lược này lại vấp phải một trở ngại to lớn từ nội bộ nước Anh. Kịch bản không thỏa thuận là bước đi mà vô số nhà đầu tư và kinh tế đã cảnh báo sẽ tạo ra những biến động mạnh trên thị trường thế giới, đẩy nền kinh tế thứ 5 thế giới vào tình trạng suy thoái, thậm chí hỗn loạn. Đây cũng là kịch bản sẽ làm suy yếu vị thế của London như trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Brexit không thỏa thuận là điều lâu nay Quốc hội Anh luôn phản đối, bởi vậy đã có không ít nỗ lực để xây dựng điều luật ngăn cản thủ tướng tiếp theo của Anh thúc đẩy kế hoạch này. Nguy cơ với ông Johnson càng lớn hơn khi tại Quốc hội Anh, đảng Bảo thủ hiện nay không đạt đa số mà phải dựa vào đảng Hợp nhất Dân chủ ở vùng Bắc Ireland để thúc đẩy các đề xuất.
Một giải pháp từng được nhắc tới là ông Johnson có thể sẽ hóa giải những thách thức hiện tại, bắt đầu bằng việc đưa "những nội dung tốt nhất" của thỏa thuận hiện tại ra để Quốc hội thông qua. Những nội dung này bao gồm các vấn đề không gây tranh cãi như quyền lợi của công dân EU và mở rộng các hiệp ước hợp tác an ninh và ngoại giao. Đương nhiên, ông Johnson sẽ không đưa điều khoản "rào chắn", vốn là điều khoản gây tranh cãi lớn nhất, ra bỏ phiếu. Ông Johnson từng ngụ ý rằng mọi thứ sẽ được giải quyết "một cách đúng đắn” trước khi diễn ra cuộc bầu cử của Anh vào tháng 5/2022.
Trong trường hợp những tính toán của ông không được như ý, đối đầu và bế tắc chính trị giữa chính phủ và hạ viện Anh xung quanh Brexit tiếp diễn, mà cũng không có sự nhượng bộ nào từ phía EU, Thủ tướng mới sẽ buộc phải tổ chức bầu cử sớm với kết quả rất khó dự báo.