【xếp hạng c2】Thay đổi mô hình quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa
时间:2025-01-26 05:25:41 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Đây là nội dung quan trọng được đề xuất trong dự thảo nghị định về quản lý,đổimôhìnhquảnlýnguồnthutừcổphầnhóxếp hạng c2 sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu DN và thoái vốn nhà nước.
Thu từ cổ phần hóa sẽ chuyển trực tiếp vào ngân sách
Hiện nay, toàn bộ nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, DN do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập và nguồn thu từ thoái vốn nhà nước được thu tập trung về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN để chi phục vụ cho quá trình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN và chi chuyển vào NSNN để đầu tư phát triển theo nghị quyết của Quốc hội. Từ năm 2016 đến nay, đã có 205.000 tỷ đồng được chuyển từ quỹ vào NSNN để kịp thời chi cho đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng nguồn thu này thời gian qua vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn. Về cơ chế, chính sách, theo Luật NSNN năm 2015, các khoản thu này được xác định tương ứng là nguồn thu của ngân sách trung ương (NSTW) hoặc ngân sách địa phương (NSĐP). Tuy nhiên, theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91, nguồn thu này được thu tập trung về quỹ để quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, nguồn thu về quỹ thời gian qua chủ yếu từ các DN thuộc các bộ, ngành trung ương. Mặc dù công tác kiểm tra, giám sát đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, chế độ thu nộp, báo cáo liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn thu này.
Để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, Bộ Tài chính đã xây dựng đề cương dự thảo nghị định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu DN và thoái vốn nhà nước.
Một nội dung chính của dự thảo nghị định là thay đổi mô hình quản lý nguồn thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN hiện nay sang thu trực tiếp về NSNN. Theo đó, nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập) thoái vốn nhà nước tại DN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu được nộp NSTW. Nguồn thu tại DN do địa phương làm đại diện chủ sở hữu được nộp về NSĐP. Việc thu về NSNN sẽ thay thế hoạt động quỹ kể từ ngày nghị định có hiệu lực thi hành.
Hoàn trả địa phương khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa
Bên cạnh đó, dự thảo quy định cụ thể nội dung nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước đầu tư tại DN nộp về NSNN gồm: thu từ cổ phần hóa các DNNN; thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác đối với DNNN theo quy định; thu từ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập; thu từ thoái vốn nhà nước tại DN và thu từ thoái vốn tại các DN bàn giao về SCIC để thực hiện thoái vốn sau khi trừ giá vốn và các chi phí liên quan. Nguồn thu trên không bao gồm thu từ các DN do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (bao gồm cả DN của Đảng) vì các DN này hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận và không phải là đối tượng áp dụng trực tiếp quy định của pháp luật về cổ phần hóa và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN.
Khi nghị định có hiệu lực, quỹ sẽ hoàn trả các địa phương khoản tiền thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN thuộc địa phương mà địa phương đã nộp về quỹ tính từ thời điểm Luật NSNN có hiệu lực (ngày 1/1/2017) đến thời điểm nghị định có hiệu lực thi hành. Thời gian hoàn thành việc hoàn trả tất cả các địa phương là không quá 6 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực. Phần hoàn trả sẽ được trừ đi số tiền đã chi từ quỹ để hỗ trợ địa phương thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2017 - 2019, tổng số tiền các địa phương đã nộp về quỹ là 6.863 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng số thu về quỹ giai đoạn này (182.940 tỷ đồng). Phần lớn các địa phương nộp về quỹ là các địa phương miền núi, khó khăn, có số thu ngân sách hạn chế như: Đắk Lắk, Gia Lai, An Giang, Tây Ninh... Theo rà soát của Bộ Tài chính, nếu thực hiện theo hướng trên thì số tiền dự kiến hoàn trả cho các địa phương giai đoạn 2017 - 2019 là khoảng 4.592 tỷ đồng.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về các nội dung ưu tiên chi từ NSNN cho mục tiêu hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập từ nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tồn tại khoản lãi chậm nộp từ khoản thu cổ phần hóa DNNN, thu từ thoái vốn nhà nước tại DN.
Theo Bộ Tài chính, việc ban hành nghị định sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo Luật NSNN và Luật số 69/2014/QH13. Đồng thời, nghị định mới sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thời gian qua trong việc sử dụng nguồn thu sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; tạo thêm nguồn lực cho các địa phương để chi đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách của địa phương.
Theo Bộ Tài chính, việc ban hành nghị định sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo Luật NSNN và Luật số 69/2014/QH13. |
H.Y
上一篇: Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
下一篇: Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
猜你喜欢
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Công tác dân số
- Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư
- Đêm mai, Việt Nam đón “đỉnh” mưa sao băng từ thế giới 4,6 tỷ tuổi
- Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- Thu hút đầu tư vào Đông Nam bộ: Chỗ bứt tốc, nơi hụt hơi
- Những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND thành phố gặp gỡ, tiếp xúc cử tri
- Vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của đại biểu HÐND được quy định như thế nào?
- Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống