【tỷ số tây ban nha】Kỳ vọng sự lan tỏa tích cực sau 2 tháng thực thi EVFTA
Báo Hải quan và Hải quan TPHCM phối hợp với EuroCham tổ chức Tọa đàm: “Cục Hải quan TPHCM và Doanh nghiệp đồng hành thực hiện EVFTA” | |
EVFTA có hiệu lực 2 tháng,ỳvọngsựlantỏatíchcựcsauthángthựtỷ số tây ban nha da giày, thủy sản bứt tốc vào EU | |
2 tháng thực thi EVFTA: Kết quả đáng kể nhưng còn nhiều việc phải làm | |
Hàng Việt có thực sự bứt phá vào thị trường CPTPP, EVFTA? | |
Chính phủ đã ký ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA | |
Đừng quá kỳ vọng EVFTA tạo ra nhảy vọt trong xuất khẩu | |
Thủ tướng: Thực thi EVFTA - chủ trương 1, biện pháp thực hiện phải 10 | |
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Thực thi EVFTA đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam | |
Chính phủ vạch rõ 5 nhóm công việc thực thi EVFTA |
Tập đoàn Lộc Trời đã có hợp đồng xuất khẩu gạo thơm sang EU ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. |
Gần 700 triệu USD hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (từ ngày 1/8) đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 xuất khẩu sang EU chủ yếu là: giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan, nông sản, hàng điện tử... Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của DN cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Trần Việt Huy, Giám đốc điều hành Công ty Công ty CP Vận tải và Dịch vụ hàng hải (TRA-SAS): Ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nói riêng là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là công tác triển khai thực hiện hiệp định EVFTA. Mặc dù đây là hiệp định mới và liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhưng cơ quan Hải quan đã nỗ lực, tích cực trong việc ban hành công văn hướng dẫn trao đổi, tập huấn, tổ chức hội thảo giúp doanh nghiệp tiếp cận, hiểu kỹ về hiệp định nhằm tận dụng dụng các cơ hội và lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang lại. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại vẫn còn khá hạn chế. Do đó, doanh nghiệp mong muốn trong thời gian tới, cơ quan Hải quan tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm hơn nữa, đặc biệt là các hội thảo, tọa đàm chuyên đề theo từng ngành hàng để cùng bàn thảo các vấn đề vướng mắc gặp phải trong thực tế khi áp dụng hiệp định cũng như cùng nhận diện thách thức, cơ hội từ tất cả các FTA mang lại và mức độ cạnh tranh với các nước có cùng thế mạnh. Từ đó giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Thu Dịu (ghi) |
Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất khẩu tôm trong tháng 8/2020 tăng 15,7% so với cùng kỳ (đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay).
Mặt hàng gạo xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 - 200 USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường các nước EU thời gian tới.
Có được kết quả như trên là nhờ những nỗ lực chuẩn bị từ rất sớm của nhiều DN, cũng như sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho hay, trước thời điểm EVFTA có hiệu lực, DN đã sẵn sàng xuất hàng vào EU bằng việc xây dựng cánh đồng gạo sạch, hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và Mỹ. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đầu tư hơn 10 silo (tháp chứa) chứa lúa khô của Đức, có thể dự trữ khoảng 30.000 tấn đảm bảo nguồn cung và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của đối tác.
Nhờ đó, mới đây, Trung An đã ký hợp đồng bán 3.000 tấn gạo cho 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với 2 giống gạo thơm là ST20 và Jasmine. Trong đó, giá gạo ST20 đạt trên 1.000 USD/tấn, gạo Jasmine đạt khoảng 600 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với mức giá trước khi EVFTA có hiệu lực (khoảng 800 USD/tấn đối với gạo ST và 520 USD/tấn đối với gạo Jasmine).
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Lộc Trời đã có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp. Theo đó, cuối tháng 9 vừa qua, 129 tấn gạo thơm của Lộc Trời cũng đã lên đường sang EU theo EVFTA.
Công ty Vina T&T cũng là một trong những DN đã khai thác rất tốt EVFTA trong 2 tháng qua khi tuần nào cũng có lô hàng trái cây xuất đi EU. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T cho hay, thời gian qua, công ty nhận được nhiều đề nghị mua hàng của các DN từ EU. Tuy nhiên, do dịch bệnh tại châu Âu vẫn còn phức tạp, việc thanh toán chủ yếu là trả chậm, công ty lại gặp khó khăn trong việc thẩm định khách hàngnên việc ký kết hợp đồng còn hạn chế. “Thời gian tới nếu dịch bệnh được kiểm soát, chắc chắn lượng trái cây xuất khẩu sang EU sẽ tăng rất mạnh, do nhu cầu của khách hàng EU đối với trái cây nhiệt đới rất cao. Trong khi nhờ có EVFTA, giá trái cây của Việt Nam hiện đã ở mức cạnh tranh rất tốt so với hàng cùng loại của các nước khác như Thái Lan, Philippines...” – ông Tùng khẳng định.
Nâng cao chất lượng để chinh phục thị trường
Với sự lan tỏa từ những hiệu quả bước đầu của 2 tháng qua, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang EU sẽ tiếp tục ghi nhận đột phá trong thời gian tới.
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội May thêu đan TPHCM cho biết, một số DN lớn đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho EVFTA đã ghi nhận sự tăng trưởng tới 20-30% trong 2 tháng đầu tiên EVFTA có hiệu lực. Điển hình như Công ty Việt Thắng Jean xuất khẩu sang EU trong tháng 8 và tháng 9/2020 đã tăng trưởng tới 30% so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ông Việt cho biết thêm, thị trường EU hiện vẫn đang khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, nên sức tiêu thụ đối với mặt hàng dệt may chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việc thực thi EVFTA. Tuy nhiên, các DN vẫn cần có sự chuẩn bị để có thể ngay lập tức nắm bắt cơ hội khi dịch bệnh được khống chế. Để làm được điều này, DN cũng cần nhận được hỗ trợ của Nhà nước để kết nối với các khách hàng từ EU. Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các DN dệt may để đầu tư chuỗi cung ứng, chuyển đổi số...
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cũng cho hay, EU là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói... Do đó, để được hưởng lợi từ EVFTA, các DN cần có sự đầu tư cho vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch.
Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho hay, diện tích trồng cây ăn trái của Việt Nam hiện nay là trên 1 triệu ha, nhưng mới chỉ có khoảng 7,2% đạt các chứng chỉ an toàn. Do đó, cần mở rộng diện tích canh tác an toàn để gia tăng sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính, trong đó có EU.
Trong khi đó, tại Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), các giải pháp triển lãm, giao thương trực tuyến đã được hội triển khai nhằm hỗ trợ DN kết nối với các đối tác nước ngoài. Thông qua nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE do HAWA phát triển, nhiều DN gỗ Việt Nam đã ký kết được hợp đồng với khách hàng EU. Thời gian tới, HAWA sẽ tiếp tục đẩy mạnh kênh tiếp thị trực tuyến để giúp DN khai thác tốt hơn các thị trường nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh.
Chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt gần 23 tỷ USD. Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ.