|
PV: Thưa ông,ĐầutưđườngcaotốcBắkq b da truc tiep trong giai đoạn 2017-2020, sẽ có 713 km thuộc Dự án đường cao tốc Bắc-Nam được đầu tư, tách thành 11 dự án thành phần, trong đó 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP (Hợp tác công tư), loại hợp đồng BOT và 3 dự án đầu tư công. Tổng mức đầu tư khoảng trên 130.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng. Xin ông cho biết, phần lớn dự án thành phần được đầu tư theo hình thức BOT và nguồn vốn nhà nước chi cho dự án như trên đã hợp lý chưa?
- Đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT thời gian qua còn nhiều bất cập, cần có một tổng kết về vấn đề này. Nhiều nước trên thế giới chỉ đầu tư BOT giao thông một thời gian, đến mức độ nhất định, khi Nhà nước có đủ nguồn lực đầu tư thì dừng lại, hoặc chuyển sang cho tư nhân hoàn toàn đảm nhận dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước. Tuy nhiên, với Việt Nam, ở khung thời gian trước mắt, ít nhất là hàng chục năm nữa, ngân sách Nhà nước vẫn còn khó khăn và khu vực tư nhân còn chưa đủ nguồn lực, nên đầu tư hạ tầng giao thông vẫn phải trông đợi vào BOT.
Về vấn đề nguồn vốn Nhà nước, con số 55.000 tỷ đồng tương đương gần 2,5 tỷ USD là khá nhiều, sợ rằng không thu xếp được. Đương nhiên, khi đưa ra con số này, Bộ Giao thông vận tải cũng đã tính toán kỹ, song tôi vẫn khá băn khoăn. Hiện nay, nguồn vốn ODA không còn ưu đãi lãi suất thấp, đồng thời nợ công đang rất cao nên cần cố gắng hạn chế bớt dùng vốn Nhà nước.
PV: Mới đây, trong buổi làm việc với Bộ Giao thông vận tải, đại biểu Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định có thể hỗ trợ dự án đường cao tốc Bắc-Nam bằng một gói tổng thể, không chỉ thuần túy là việc vay vốn mà WB mong muốn hỗ trợ Việt Nam về các vấn đề kỹ thuật, xây dựng thể chế, trao đổi, tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn mà Bộ Giao thông vận tải gặp phải khi triển khai các dự án giao thông, nhất là các dự án đầu tư theo hình thức PPP. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?
- WB đưa ra phương án như vậy là rất hay. Về cơ bản, nếu WB thiện chí và cân đối các yếu tố phù hợp, làm được thì nên chấp nhận. WB là đối tác lớn của ta nhiều năm qua, không có ý đồ và điều kiện chính trị. Trong trường hợp, các nội dung WB đưa ra trong gói hỗ trợ tổng thể quá khó thì phải xem xét kỹ và thương thảo để nhất trí. Tuy nhiên, theo tôi, liên quan tới vấn đề xây dựng thể chế, WB hỗ trợ, Việt Nam rất nên tiếp nhận, cố gắng vươn lên, bỏ bớt những cái kém cỏi, tiêu cực…
Vay vốn WB hiện nay không được ở mức ưu đãi (IDA) mà là nguồn vốn vay kém ưu đãi (IBRD) hơn, dù vậy vẫn phải chấp nhận.
Liên quan tới nguồn vốn đầu tư đường cao tốc Bắc Nam phải nói thêm rằng, không nên trông đợi vào chỉ một nhà đầu tư chiến lược mà có thể lựa chọn hình thức kết hợp. Ví dụ như, một phần vốn từ ngân sách nhà nước, một phần vốn từ nước ngoài, một phần huy động nguồn vốn từ các DN, ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.
PV: Để đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông vận tải đề xuất khá nhiều phương án đặc thù như: Cho phép quyết định khung giá dịch vụ ngay từ đầu và mức giá không bị điều chỉnh theo “chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ”; cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư, loại hợp đồng trong một dự án được chia thành nhiều dự án thành phần”; cho phép xác định mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để tính toán phương án tài chính ban đầu là 14%/năm... Ông có bình luận gì về các phương án đặc thù này?
- Rút kinh nghiệm từ các dự án BOT giao thông đã đầu tư, những đề xuất cơ chế đặc thù của Bộ Giao thông vận tải đưa ra khi đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam là có cơ sở và tôi cơ bản đồng ý. Điểm đáng lưu ý là, khi thiết kế cụ thể từng cơ chế đặc thù phải tính tới tác động của cơ chế đó. Nếu áp dụng cơ chế quá gay gắt, có hại cho một phía nào đó thì phải tính lại.
PV: Dễ thấy, các dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc-Nam chủ yếu được triển khai theo hình thức BOT. Nếu giải quyết tốt vấn đề nguồn vốn đầu tư, theo ông, trong quá trình triển khai dự án cần lưu ý các vấn đề gì để tránh đi vào “vết xe đổ” của nhiều dự án BOT suốt thời gian qua?
- Tinh thần chủ yếu là đầu tư phải hiệu quả, công khai, minh bạch. Trong đấu thầu chọn nhà thầu, nhất định phải làm đúng Luật Đấu thầu. Thời gian vừa qua, với nhiều dự án BOT giao thông, khâu đấu thầu rất kém, gần như chỉ là chỉ định thầu. Với dự án cao tốc Bắc-Nam, trừ trường hợp đối tác cấp vốn, cho vay vốn yêu cầu phải dùng nhà thầu của họ thì phải cân nhắc. Hiện nay, WB không đặt ra yêu cầu đó nhưng các nước khác như Trung Quốc hay Nhật Bản đều làm vậy. Trong trường hợp chấp nhận sử dụng nhà thầu của nước cho vay vốn cũng phải tiến hành công khai, minh bạch, thẩm định thật chặt chẽ. Trong quá trình triển khai dự án, cần cố gắng vừa triển khai công việc, vừa hoàn thiện thêm cơ chế, thể chế, cải cách bộ máy liên quan tới đầu tư BOT.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Dự án đường cao tốc Bắc-Nam không dễ lựa chọn nhà đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đã được Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, công phu, tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định. Từ cuối tháng 3/2017, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Hội đồng thẩm định Nhà nước cũng đã tiến hành thẩm định báo cáo tiền khả thi dự án và báo cáo kết quả thẩm định.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thành lập các đoàn công tác tiến hành khảo sát, kiểm tra hiện trường các đoạn tuyến của dự án cao tốc Bắc - Nam. Mới đây, thừa ủy quyền của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã trình Bộ Chính trị xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam trước khi trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Tuy nhiên, phải khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, không dễ để lựa chọn nhà đầu tư cho dự án này. Với cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông vận tải đưa ra cơ chế tài chính có nhiều phương án khác nhau. Nếu tổ chức đấu thầu mà cơ chế không được thông qua đồng bộ với việc bố trí vốn, dự án cũng không thể thực hiện.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội: Làm gì cũng phải đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp
Thời gian qua, rất nhiều sai phạm liên quan tới các dự án BOT giao thông, đặc biệt là tình trạng các trạm thu phí BOT đặt sai chỗ để tận thu đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ người dân, DN. Nếu xây dựng cao tốc Bắc-Nam mà có thêm nhiều trạm thu phí BOT thì chi phí vận tải và mức phí người dân, DN phải chịu sẽ tăng lên. Vấn đề lo ngại ở đây là các cơ quan chức năng chỉ bảo vệ quyền lợi cũng như ưu đãi hết sức cho nhà đầu tư mà không quan tâm đến lợi ích của người dân. Đầu tư cơ sở hạ tầng thì ai cũng ủng hộ, nhưng đầu tư thế nào cho phù hợp với tăng trưởng của dân lại là chuyện khác, không thể đẩy gánh nặng lên vai của người dân và các DN vận tải.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự: Không nên “dính” vào nhà đầu tư Trung Quốc
Trong đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông, việc tìm vốn trong nước khá khó khăn bởi các DN trong nước không hề có năng lực tài chính. Giai đoạn trước đây, đầu tư BOT giao thông, tiền của DN chủ yếu là đi vay từ ngân hàng.
Đối với phương án tìm kiếm nhà đầu tư Trung Quốc, theo quan điểm cá nhân của tôi thì không nên “dính” vào. Bởi, nhiều dự án do Trung Quốc triển khai từ trước tới nay phần lớn đội vốn, chậm tiến độ. Đầu tư dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) là ví dụ điển hình.
Uyển Như (thực hiện)
|
|