【napoli vs udinese】10 thị trường mới nổi tốt nhất cho ngành bán lẻ năm 2015
Dưới đây là danh sách 10 thị trường bán lẻ đang nổi hấp dẫn nhất năm 2015.
1- Trung Quốc (xếp hạng 2014: thứ 2)
Trung Quốc là một đất nước có lịch sử rất lâu đời,ịtrườngmớinổitốtnhấtchongànhbánlẻnănapoli vs udinese nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì thế giới với 9,6 triệu km2, dân số nhiều nhất thế giới 1,35 tỷ người. GDP bình quân trên đầu người của Trung Quốc hiện là 12.900 USD. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ qua, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng quá nóng, GDP thường xuyên tăng trên 10% mỗi năm, đi kèm với đó là nạn lạm phát và rất nhiều hệ lụy tiêu cực.
Hiện GDP của Trung Quốc đã tăng ổn định hơn, chỉ khoảng 7%/năm, mức chậm nhất trong vòng 25 năm qua. Quốc gia này cũng đã lấy lại vị thế đầu bảng của mình trong bản danh sách này. Theo thống kê, Trung Quốc tiêu thụ đến 25% hàng xa xỉ của thế giới. Doanh số bán lẻ của nước này tăng gần 12% trong năm ngoái, và theo dự đoán sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất toàn cầu vào năm 2018.
2- Uruguay (Xếp hạng 2014: thứ 3)
Urugoay là một quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, tiếp giáp với Brazil và Argentina. Diện tích 176.220 km2, dân số 3,3 triệu người, bình quân thu nhập GDP là 20.500 USD. Đây là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất tại Nam Mỹ, chủ yếu dựa vào thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nông sản (chiếm hơn 50% hàng xuất khẩu). Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Uruguay là nước ít tham nhũng nhất châu Mĩ Latin (cùng với Chile).
Các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Tiffany, Prada hay Dior đều mở cửa hàng của mình tại Uruguay. Năm ngoái, nơi đây có doanh số bán lẻ bình quân trên đầu người cao nhất Mỹ Latin. Giống như Brazil, tuy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chậm lại so với năm ngoái, nhưng doanh số bán lẻ vẫn tăng đều đặn với tốc độ kép hàng năm (CAGR) từ 2011 đến 2014 đạt 9%, và kết thúc năm 2014 với trị giá 22,7 tỷ USD.
3- Chile (Xếp hạng 2014: thứ 1)
Chile là một quốc gia vùng Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Diện tích 757.000 km2, dân số 17,3 triệu người, thu nhập bình quân GDP là 23.200 USD. Hiện nay Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất khu vực Nam Mỹ. Đây là đất nước dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế và có tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp. Chile cũng gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD năm 2010.
Đứng đầu bảng xếp hạng này năm ngoái, năm nay Chile bị tụt 2 bậc do tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chậm lại, tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp tăng khá cao. Tổ chức tư vấn nổi tiếng A.T. Kearney đưa ra nhận xét: “Mặc dù doanh số bán hàng may mặc và tiêu dùng vẫn đang giữ được nhịp độ tăng trưởng rất tốt, nhưng thị trường Chile đang có những dấu hiệu rõ ràng của sự bão hòa”.
4- Qatar (Năm 2014 chưa được xếp hạng)
Qatar là một quốc gia ở vùng Trung Đông, nằm ở phía Đông Bắc của bán đảo Ả Rập. Diện tích 11.400 km2, dân số 2,1 triệu người, thu nhập bình quân GDP là 144.400 USD.
Qatar là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, ngoài ra, người dân không bị đánh thuế thu nhập. Quốc gia này có tiềm năng kinh tế rất mạnh, nhờ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt cực kỳ dồi dào – chiếm khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu - khiến Qatar trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của khu vực.
Năm 2015, Qatar lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng Top 10, qua mặt tất cả các quốc gia khác ở vùng Trung Đông nhờ nền kinh tế tăng trưởng hết sức ổn định, và doanh số bán lẻ cũng rất ấn tượng, đạt 12,4 tỷ USD. Trong năm nay, quốc gia vùng Vịnh này còn hoàn thành dự án xây dựng khu dân cư sang trọng bậc nhất thế giới mang tên Hòn ngọc Qatar, một hòn đảo nhân tạo đường kính 4 km2 trên bờ Tây vịnh Doha. Nơi đây tập trung hàng nghìn căn biệt thự cùng các khách sạn sang trọng, nhà hàng xa xỉ và các cửa hàng bán lẻ với vô số thương hiệu quốc tế lừng danh như Giorgio Armani, Hugo Boss, Roberto Cavalli và Elie Saab…
5- Mông Cổ (Năm 2014 chưa được xếp hạng)
Mông Cổ là một quốc gia nằm ở Trung - Đông Á, giáp với Liên bang Nga và Trung Quốc. Diện tích 1,56 km2, dân số 2,95 triệu người. Mật độ dân cư rất thưa thớt 1,8 người/km2, thu nhập bình quân 10.200 USD. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ.
Năm nay, lần đầu tiên Mông Cổ lọt vào bảng xếp hạng này nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ, và mức độ bão hòa thị trường thấp. Doanh số bán lẻ của Mông Cổ tăng trưởng với tỉ lệ hàng năm khoảng 16% trong thời gian từ 2010 đến 2014, đặc biệt phân khúc hàng cao cấp giữ được nhịp độ phát triển rất tốt. Các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Burberry và Louis Vuitton đều đã mở của hàng đại diện tại đây.
6- Georgia (Xếp hạng 2014: thứ 7)
Georgia là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á. Diện tích 69.700 km2, dân số 5 triệu người, GDP bình quân đầu người là 7.700 USD. Chính trường Georgia vẫn luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là sau những cuộc xung đột với nước Nga tại Nam Ossetia và Abkhazia.
Hiện nay quốc gia này thu hút được trên 40 thương hiệu nổi tiếng quốc tế, bao gồm Gap, Marks & Spencer và Aldo. Tuy vậy, các thương hiệu này chỉ chiếm khoảng 30% doanh số bán lẻ của Georgia. Các khu chợ truyền thống vẫn chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trên thị trường. Ba năm sau khi trung tâm thương mại Tbilisi Mall đi vào hoạt động ở thủ đô đất nước này, năm nay, một trung tâm mua sắm và giải trí lớn khác cũng sẽ chính thức khai trương. Doanh số bán lẻ tại Georgia được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
7- Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (Xếp hạng 2014: thứ 4)
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, hay gọi tắt là UAE, là một nước ở vùng Trung Đông tại Tây Nam Á, gồm 7 tiểu vương quốc. Diện tích 83.600 km2, dân số 5,6 triệu người, GDP bình quân là 65.000 USD. Đất nước này nổi tiếng vì trữ lượng dầu mỏ và khí gas cực lớn, hiện là nước giàu có thứ 2 trong thế giới Hồi giáo. Thủ đô Abu Dhabi và Dubai là 2 Tiểu vương giàu nhất, cung cấp tới 3/4 ngân sách toàn quốc.
Theo nghiên cứu mới đây của tổ chức Tư vấn nổi tiếng A.T. Kearney, UAE hiện đang sắp đạt đến mức độ bão hòa thị trường. Không gian bán lẻ ở quốc gia này năm nay chỉ tăng thêm 7%. Tuy nhiên, Dubai tiếp tục duy trì danh tiếng là “Trung tâm bán lẻ của vùng Trung Đông”, giúp quốc gia này có doanh số bán hàng tăng thêm 6%, đạt 71 tỷ USD.
Tập đoàn bán lẻ nổi tiếng của Mỹ Macy’s và Bloomingdale’s dự kiến sẽ mở chi nhánh tại trung tâm thương mại xa xỉ The Galleria ở Abu Dhabi trước năm 2018, trở thành cửa hàng đầu tiên của Macy’s ngoài nước Mỹ. Dubai Holdings cũng dự định trong 10 năm tới sẽ xây siêu trung tâm thương mại rộng gần 4,5 km2, lớn nhất thế giới.
8- Brazil (Xếp hạng 2014: thứ 5)
Nước Cộng hòa Liên bang Brazil là quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ, có diện tích 8,51 triệu km2, đứng thứ 5 thế giới. Dân số 202,7 triệu người, cũng xếp hạng 5 thế giới. Thu nhập bình quân là 15.200 USD. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
So với năm 2014, Brazil tụt 3 bậc trong bảng xếp hạng này do tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bị chậm lại, tỷ lệ lạm phát nhảy vọt khiến cho sự tự tin của người tiêu dùng cũng giảm theo.
Tuy nhiên, “bức tranh” năm nay cũng không phải hoàn toàn tối màu đối với quốc gia duy nhất nói tiếng Bồ Đào Nha ở châu Mỹ này. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức thấp, tiền lương của người lao động nhìn chung tiếp tục được cải thiện, mặc dù tốc độ chậm hơn so với trước. Hiện ngành chăm sóc sắc đẹp đang nở rộ tại Brazil. Thương hiệu The Body Shop hiện đã mở hơn 100 cửa hàng, trong khi L'Occitane cũng có 90 cửa hàng trải trên khắp đất nước này.
9- Malaysia (Xếp hạng 2014: thứ 9)
Quốc gia quân chủ lập hiến liên bang Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á, có diện tích 330.000 km2. Dân số nước này là 30,1 triệu người, bình quân thu nhập GDP 24.500 USD. Malaysia là một trong những nước có hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% trong gần 50 năm.
Mức sống người dân tăng trưởng đều đặn, đại bộ phận là dân số trẻ, sống ở thành thị trong một môi trường năng động và ổn định cho các doanh nghiệp làm kinh tế.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, thu nhập quốc dân (GNP) trung bình của Malaysia là gần 10.000 USD hồi năm 2013, nhưng theo dự đoán mới đây của tập đoàn tư vấn toàn cầu A.T. Kearney, con số này sẽ đạt tới 15.000 USD vào năm 2020. Ngành hàng bán lẻ trong nước gần đây đã mở rộng vượt ra ngoài thủ đô Kuala Lampur. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Aldo hay Superdry đã mở chuỗi cửa hàng mới lần lượt ở Đông Malaysia và Penang – bang nằm ở vùng bờ biển tây bắc và lớn thứ hai đất nước này.
10- Armenia (Xếp hạng 2014: thứ 6)
Nước Cộng hòa Armenia nằm sâu trong lục địa với nhiều đồi núi, có vị trí địa lý ở Tây Nam Á. Quốc gia thuộc Liên Xô cũ này có diện tích 30.000 km2, dân số 3 triệu người, bình quân GDP 7.400 USD.
Vị trí chiến lược giữa 2 lục địa khiến cho đất nước này thường xuyên phải đối mặt với những bất ổn về chính trị. Tuy vậy, Armenia vẫn tiếp tục nằm trong top 10 thị trường ngành hàng bán lẻ hấp dẫn nhất. Trung tâm thương mại Yerevan Mall với tổng diện tích sàn 59.000 m2, mở cửa hồi tháng 2/2014 tại thủ đô của Armenia, tập trung rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Levi's, Puma, Zara… Yerevan chiếm khoảng 80% doanh số bán lẻ của cả đất nước này. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất là thực phẩm, quần áo và đồ nội thất./.
Ngọc Vũ (theo CNBC)
相关推荐
- Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- Gần 100 thí sinh tham gia Hội thi "Tiếng hát hay Khuyến nông Hậu Giang"
- Độc đáo ngày tết cổ truyền Losar ở Bhutan
- Điểm tin sáng 15
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Báo Hậu Giang điểm tin sáng 30 – 7
- Tôn vinh áo dài Việt
- Điện lực thành phố Vị Thanh đảm bảo cung cấp điện phục vụ Festival Áo bà ba