发布时间:2025-01-11 13:59:52 来源:88Point 作者:Thể thao
Đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý. Đây là một trong những quan điểm phát triển TTTP vừa được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt trong Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020,áttriểnthịtrườngtráiphiếucảbềrộnglẫnchiềusâtỉ số trung quốc tầm nhìn đến năm 2030.
Phát triển TTTP ổn định, hoàn chỉnh, đồng bộ
Theo Lộ trình được phê duyệt, Việt Nam sẽ phát triển TTTP ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Đồng thời, chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Cụ thể hơn, Chính phủ phấn đấu đưa dư nợ TTTP đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó: Dư nợ thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu chính phủ bảo lãnh (TPCPBL) và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030; dư nợ TTTP doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.
Về mặt kỳ hạn, phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7-8 năm. Cùng với đó, sẽ tăng khối lượng giao dịch TPCP, TPCPBL và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030.
Bên cạnh đó, Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ, sẽ tăng tỷ trọng TPCP do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Quyết định phê duyệt Lộ trình phát triển TTTP đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể. Theo đó, bên cạnh việc hoàn thiện khung khổ chính sách, thì nhiều giải pháp quan trọng để phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp, đa dạng sản phẩm, cơ sở nhà đầu tư, cũng như hội nhập quốc tế đã được đề cập tới.
Quyết định nêu rõ, trên thị trường sơ cấp sẽ tiếp tục xây dựng và công bố công khai lịch biểu phát hành TPCP để tạo điều kiện cho các thành viên chủ động tham gia thị trường, tăng khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy phát triển thị trường thứ cấp.
Cùng với đó, Quyết định yêu cầu tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thiết lập các sản phẩm tài chính và đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính. Trong đó, đáng lưu ý là việc nghiên cứu khả năng phát hành các sản phẩm mới theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư như: Trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có gốc, lãi được giao dịch tách biệt (strip bond), trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát,... Song song với đó là phát triển theo lộ trình các sản phẩm phái sinh trái phiếu phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư như: Hợp đồng tương lai/kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn. Đây là những sản phẩm mới đã và đang được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ đem lại “sức bật” cho TTTP trong thời gian tới.
Thêm một điểm nhấn khác đó là Quyết định đã đưa ra giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường.
Mặc dù còn ở dạng tiềm năng, tuy nhiên, cơ hội sẽ rất lớn cho thị trường TPDN trong tương lai khi nhiều giải pháp cho thị trường này được nêu rõ. “Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu”, Quyết định phê duyệt nhấn mạnh.
Bên cạnh việc phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường, thì lộ trình lần này đưa ra rất nhiều giải pháp để phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư. Các giải pháp này được đánh giá là “bước đột phá” tạo ra thay đổi lớn về cơ sở nhà đầu tư trái phiếu hiện nay, tiệm cận gần hơn tới thông lệ chung trên thế giới. Theo đó, Quyết định của Thủ tướng đã hướng tới sự tham gia mạnh mẽ hơn của Bảo hiểm Xã hội, doanh nghiệp bảo hiểm và nhiều loại hình nhà đầu tư còn “vắng bóng” hiện này là Quỹ hưu trí tự nguyện, các quỹ đầu tư, thậm chí cả nhà đầu tư cá nhân… vào TTTP.
Ngoài ra, Quyết định cũng yêu cầu tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, tạo sự liên kết, cân đối và đồng bộ giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và TTTP. Theo đó, sẽ tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam; đồng thời yêu cầu tăng cường sự kết nối với TTTP trong khu vực.
Chu Thái
相关文章
随便看看