游客发表

【kết quả trận bulgaria】Đồng bằng sông Cửu Long: Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế

发帖时间:2025-01-25 09:15:33

TheĐồngbằngsngCửuLongĐầutưcơsởhạtầnggiaothngđểphttriểnkinhtếkết quả trận bulgariao Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng giao thông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và cần có quy hoạch tổng thể. Vì vậy, ngoài nguồn lực đầu tư của Chính phủ, cần có sự hợp tác, liên kết thực hiện giữa các địa phương vì lợi ích chung, có như vậy, hạ tầng giao thông mới đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, giai đoạn 2012 - 2015, nhu cầu vốn để hoàn thành 34 dự án thuộc danh mục các dự án quan trọng, cấp bách ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 111.672 tỷ đồng. Trong đó, đã bố trí và xác định được nguồn vốn 47.972 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nhu cầu và tập trung tìm nguồn 63.700 tỷ đồng để thực hiện các công trình khác.

Có thể khẳng định, nhiều công trình quan trọng được xác định đầu tư xây dựng, khi đưa vào sử dụng sẽ tạo động lực phát triển vùng một cách mạnh mẽ như cầu Vàm Cống, tuyến đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho, hay như các tuyến đường ô tô đến trung tâm các xã, các cảng nằm dọc tuyến sông Tiền, sông Hậu.v.v…

Cầu Mỹ Thuận, cây cầu kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam bộ (Ảnh: K.V)

Hiện có khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long phải trung chuyển lên các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh khiến cho phát sinh chi phí, giảm lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, hàng năm còn có một lượng lớn phân bón, nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vào vùng phải qua trung gian, điều này làm đội thêm giá thành các sản phẩm khi đến tay người sản xuất.

Để phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông tại khu vực này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với điều kiện nguồn lực đất nước. Đó là, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã có trong kế hoạch 2005 - 2010. Đối với đường bộ, hoàn thành đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các dự án như quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên (An Giang). Quốc lộ 50 đoạn Mỹ Lợi - Gò Công, đoạn Gò Công - Mỹ Tho (Tiền Giang). Quốc lộ 53 đoạn Km139 - Km168. Hoàn thành dự án đường hành lang ven biển phía Nam bằng các nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại. Đối với đường thủy nội địa, hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Được biết, những năm qua, hệ thống giao thông huyết mạch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khá đổng bộ, nhiều cầu vượt sông lớn giảm ách tắc giao thông liên vùng, liên tỉnh. Đã có nhiều công trình trọng điểm của vùng được hoàn thành, đưa vào sử dụng như Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Năm Căn(Cà Mau), đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh đi Trung Lương(Tiền Giang), tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh(Hậu Giang)…, các công trình quan trọng như đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, đường hành lang ven biển phía Tây Nam cũng được khởi công. Ngoài ra, đã hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, nâng cấp 2 sân bay Rạch Giá(Kiên Giang) và Cà Mau. Đồng thời, nâng cấp xong hai tuyến đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương(Kiên Giang) và thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau và hoàn thành cảng An Thới (Phú Quốc- Kiên Giang) và cảng Cái Cui(Cần Thơ).

Nguồn: DCSVNOL

    热门排行

    友情链接