Dự báo kịch bản điều hành giá cho từng mặt hàng thiết yếu Theẽxửlýnghiêmtrườnghợptănggiáhànghóabấthợplýkết quả helsinkio Cục Quản lý giá, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo và kịch bản điều hành giá do Ban Chỉ đạo điều hành giá đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, trong hai tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới, giá gạo tăng do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng; giá thịt lợn có xu hướng hồi phục và hiện đang ở mức cao; giá gas liên tục tăng trong 2 tháng gần đây theo diễn biến giá thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra, trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt công tác quản lý, điều hành giá nhằm bình ổn giá cả thị trường. Bộ Tài chính đã chủ động trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá trong các giai đoạn ngắn hạn cũng như trong cả năm 2018, đặc biệt với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Trước diễn biến của giá gạo, giá thịt lợn hơi tăng, Bộ Tài chính chủ động nắm bắt tình hình giá cả thị trường, nhằm kịp thời có những dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá. Qua đó đã đề xuất cụ thể các biện pháp bình ổn thị trường phù hợp với Ban Chỉ đạo điều hành giá và Chính phủ. Đối với giá xăng dầu, nhằm hạn chế mức độ tăng giá các mặt hàng này, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại các đợt điều hành trong 6 tháng đầu năm với mức chi sử dụng từ 31 đồng/lít,kg đến 1.425 đồng/lít, kg tùy mặt hàng. Đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Y tế rà soát mức giá của các dịch vụ khám chữa bệnh được quy định tại Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC. Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/7/2018, điều chỉnh giảm giá của 70 dịch vụ. Dự kiến mức giảm sẽ tác động làm giảm CPI tháng 7 khoảng 0,35%. Thận trọng điều hành giá cuối năm Theo Cục Quản lý giá, diễn biến chỉ số giá 6 tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn các dấu hiệu tăng cao, do đó, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần được thực hiện một cách thận trọng, chủ động. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương trong thực hiện chủ trương của Chính phủ đối với công tác kiểm soát lạm phát, nghiêm túc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá. Trả lời phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, từ nay tới cuối năm, cơ quan quản lý giá sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn... Đồng thời, cơ quan quản lý giá sẽ kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công…, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, không cho điều chỉnh tăng giá bất hợp lý. Đối với việc thực hiện lộ trình thị trường một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Tổng cục Thống kê để tính toán mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung, hạn chế tác động chi phí đẩy đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân. Đối với giá dịch vụ y tế, việc kết cấu thêm các chi phí vào trong giá theo lộ trình phụ thuộc vào dư địa lạm phát trong những tháng còn lại của năm. Trong việc điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp để kiềm chế việc tăng giá, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm. Đối với một số mặt hàng nông sản đang tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác nắm bắt tình hình thị trường, cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhằm đưa ra các dự báo, tính toán kịch bản điều hành giá cho từng giai đoạn để kịp thời đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường phù hợp. Công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá cũng được chú trọng, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường./. Minh Anh |