您的当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ lệ kèo cúp c3】Dự báo về xu hướng giá “đồng bạc xanh” 正文

【tỷ lệ kèo cúp c3】Dự báo về xu hướng giá “đồng bạc xanh”

时间:2025-01-12 13:35:33 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Tổng thống Mỹ ký thông qua dự luật quốc phòng trị giá 770 tỷ USDThượng viện Mỹ thông qua dự luật nân tỷ lệ kèo cúp c3

Tổng thống Mỹ ký thông qua dự luật quốc phòng trị giá 770 tỷ USD
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công lên 31.400 tỷ USD
Thượng viện Mỹ thông qua dự thảo ngân sách an sinh xã hội 3.500 tỷ USD
 Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Ngay sau khi thông tin này được phát ra, đồng USD đã giảm nhẹ, nhưng giới quan sát vẫn dự đoán giá “đồng bạc xanh”, vốn đang “neo” gần mức đỉnh của 20 năm, sẽ tiếp tục xu hướng đi lên.

Mùa Hè có lẽ là thời điểm tốt để người dân Mỹ đi du lịch châu Âu. Mặc dù đang đối mặt với rủi ro lạm phát chưa từng có, người dân Mỹ có lẽ cũng không quá bận tâm bởi giờ đây, giá cả ở hầu như tất cả mọi nơi trên thế giới đều rẻ đối với họ.

Theo tạp chí The Economist của Anh, đầu năm 2021, đồng USD đứng ở mức thấp nhất trong hơn 5 năm so với rổ tiền tệ chung. Đồng tiền này đã bị “vùi dập” bởi những bất ổn do đại dịch. Khi cuộc sống trở lại bình thường, “đồng bạc xanh” có phục hồi nhưng rất ít nhà phân tích lường trước được một sự gia tăng mạnh mẽ như vậy. Đồng tiền nước Mỹ tăng gần 20% so với rổ tiền tệ chung so với hồi tháng 6 năm ngoái và quay lại mức đỉnh đạt được lần cuối vào năm 2002.

Điều này diễn ra chủ yếu là do sự thay đổi trong quan điểm của FED. Với quyết tâm kiềm chế lạm phát, FED tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản hai lần trong hai tháng qua, một mức tăng nhanh đáng kể có khả năng làm chậm nền kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm lần nữa vào trước cuối năm nay, cho thấy tốc độ thắt chặt tiền tệ mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980.

Lãi suất là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ giá hối đoái. Nếu tất cả những yếu tố khác là như nhau, quốc gia có lãi suất cao hơn sẽ có đồng tiền mạnh hơn vì tài sản ở quốc gia đó tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn, thu hút nhiều dòng vốn hơn.

Điều này giải thích tại sao đồng USD lại tăng giá mạnh so với đồng euro và đồng yen, bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tỏ ra ôn hòa hơn nhiều so với FED trong việc thắt chặt chính sách. ECB có thể đã bắt đầu thúc đẩy việc tăng lãi suất, nhưng BOJ vẫn đang trung thành với chính sách lãi suất âm.

Tại Mỹ, nhu cầu quá mức, một phần là do chính sách kích thích tài chính và tiền tệ trong thời kỳ đại dịch, dường như đã đóng vai trò lớn hơn trong việc đẩy lạm phát lên. Trong tháng 6, lạm phát cơ bản của Mỹ, bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, là 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng con số này ở châu Âu chỉ là 3,7%. Do đó, chính sách tiền tệ thắt chặt là một ưu tiên cấp bách hơn đối với Mỹ.

Xu hướng thắt chặt của FED và các ngân hàng trung ương khác đang đè nặng lên giá tài sản trên toàn cầu. Hầu hết các thị trường chứng khoán đang ở trong tình trạng biến động dữ dội, trái phiếu doanh nghiệp bị “đánh bầm dập” và thế giới tiền điện tử đang ở trong “đống đổ nát”.

Các chuyên gia dự báo bi quan cho rằng điều tồi tệ hơn còn nằm ở phía trước, khi suy thoái kinh tế ập đến. Hiện tại, điều này tất cả đều có lợi cho đồng USD.