88Point88Point

【tài xỉu 0 5-1 là gì】Dự án thép Cà Ná: Quan trọng nhất là kiểm soát được công nghệ

LHT

ĐB Lê Hồng Tịnh trả lời phỏng vấn bên hành lang QH sáng 16/11. Ảnh: HY

PV: Ông đánh giá thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường sáng nay?ựánthépCàNáQuantrọngnhấtlàkiểmsoátđượccôngnghệtài xỉu 0 5-1 là gì Việc trả lời 35 đại biểu trong hơn 20 phút đã phù hợp hay chưa, thưa ông?

ĐB Lê Hồng Tịnh:Cử tri, đại biểu có mong muốn nhiều, bức xúc nhiều trong lĩnh vực môi trường. Do vậy thời gian trả lời như vậy cũng chưa đáp ứng được mong muốn của cử tri, đại biểu.

Về nội dung trả lời, tôi cho rằng Bộ trưởng Bộ TNMT đã thể hiện khá tốt, sẵn sàng nhận trách nhiệm, hứa sẽ xem xét xử lý mạnh, nhất là công tác cán bộ. Nói gì thì nói, công tác cán bộ đóng vai trò rất quan trọng. Trong lĩnh vực môi trường, lực lượng không phải là ít, từ thanh tra môi trường đến cảnh sát môi trường, từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên vẫn xảy ra các vấn đề gây bức xúc, chứng tỏ công tác cán bộ yếu trong kiểm soát. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phải được xem xét lại, và Bộ trưởng đã hứa sẽ chấn chỉnh.

Liên quan đến một số dự án hiện nay, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt rất nhiều nhưng vẫn xảy ra sự cố, cho thấy đánh giá không thực chất. ĐTM thực tế cũng có hai mặt, nếu doanh nghiệp không có đạo đức kinh doanh thì khó luật pháp nào kiểm soát được hết. Không bộ ngành nào quản hết được nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm, nên tôi cho rằng phải có biện pháp xử lý thật mạnh.

PV: Về ĐTM, nhiều ý kiến cho rằng để đánh giá thực sự thì chi phí rất lớn mà chúng ta chưa thể làm được. Theo ông nên khắc phục vấn đề này ra sao?

ĐB Lê Hồng Tịnh: Đây là một vấn đề đã được đặt ra trong Luật về môi trường vừa qua. Trước đây chúng ta thiên về hậu kiểm nhiều, nay một số dự án đặc biệt, có tác động lớn sẽ phải qua hai bước đánh giá để tránh lãng phí. Bước đầu tiên là đánh giá về sơ bộ xem có được đầu tư không, sau đó mới cho phép doanh nghiệp đánh giá chi tiết tiếp theo để tránh tốn kém cho doanh nghiệp, lãng phí cho xã hội…. Còn những dự án thông thường thì vẫn đánh giá một bước như trước kia.

PV: Liên quan đến nhà máy Formosa, ông đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng đã thoả đáng chưa?

ĐB Lê Hồng Tịnh:Formosa đúng là thảm hoạ môi trường mà Việt Nam chưa bao giờ gặp. Bộ trưởng mới nhận nhiệm vụ nên chưa thể bao quát hết, với phần trách nhiệm Bộ trưởng nhận như thế tôi cho là thoả đáng.

Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm phải được làm rõ, trách nhiệm của bộ, của địa phương đến đâu, ở địa phương phải có người chịu trách nhiệm. Còn nếu cứ quy trách nhiệm tập thể như vậy sẽ không rõ ràng, và như vậy khó mà khắc phục được.

PV: Bộ trưởng có cho rằng môi trường biển đã an toàn, theo ông có đủ sức thuyết phục không?

ĐB Lê Hồng Tịnh: Phải xem an toàn là ở mức độ nào. Còn nếu nói trở lại như cũ thì tôi khẳng định là chưa thể, vì phải cần có một thời gian dài, không thể một chốc một lát bởi mức ảnh hưởng tới cả môi trường sinh thái của cả bờ biển dài, rặng sinh thái….

PV: Dự án Formosa khi đi vào hoạt động sẽ sản xuất thép công nghiệp, mà dự án thép Cà Ná cũng dự định sản xuất thép công nghiệp. Như vậy có lo ngại dư thừa sản phẩm hay không, trong khi tác động môi trường khá lớn ?

ĐB Lê Hồng Tịnh: Dự án thép Cà Ná thực tế đã có trong quy hoạch trước đây. Mục tiêu của dự án này là sản xuất thép chủ yếu là thép hình, thép chế tạo. Với Formosa, họ cũng sản xuất nhưng cam kết xuất khẩu 80 – 90% ra nước ngoài, không phải bán trong nước. Còn trong nước hiện nay, thép xây dựng của chúng ta đã rất nhiều. Trong khi đó, thép chế tạo chúng ta đang thiếu nên phải nhập của Trung Quốc và một số nước khác.

Hơn nữa, Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp trong nước, nên chủ trương của Bộ Công thương là muốn tăng cường phát triển doanh nghiệp trong nước để có nguồn thu ngân sách, việc làm tốt hơn. Đồng thời, với doanh nghiệp trong nước, chúng ta sẽ có thể chủ động về thép, ngành quan trọng của nền kinh tế.

PV: Với dự án thép Cà Ná, ông có lưu ý điều gì không?

ĐB Lê Hồng Tịnh: Dự án Thép Cà Ná phải được nghiên cứu kỹ. Tôi quan tâm nhất là công nghệ, phải chọn làm sao tránh ảnh hưởng môi trường như Formosa. Các nhà máy thép trên thế giới cũng thường gần cảng, gần môi trường nước để thuận tiện sản xuất, vận chuyển, nhưng các tác động ảnh hưởng họ khắc phục được, và chúng ta cũng khắc phục được.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, cũng là khâu yếu nhất của ta là việc kiểm soát. Khi họ đưa công nghệ vào chúng ta không kiểm soát được. Tới đây chúng ta sửa Luật Khoa học Công nghệ, phải làm sao chống đưa công nghệ lạc hậu vào trong nước, biến Việt Nam thành “bãi rác”, nếu không sẽ là hiểm hoạ rất lớn.

Bản thân Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng rất quan tâm dự án này và đã có những cảnh báo trước với Bộ Công thương, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến dự án.

Còn việc đánh giá dự án có cần thiết hay không thì phải để Chính phủ cân đối, nếu cần thiết theo quy hoạch dài hạn phải đầu tư, thì cũng phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, lựa chọn công nghệ. Đặc biệt phải lưu ý vùng Ninh Thuận rất thiếu nước, mà sản xuất thép lại rất tốn nước. Bên cạnh đó, sản xuất thép rất tốn điện, mà hiện nay năng lượng điện đang là vấn đề. Một dự án sử dụng quá nhiều năng lượng điện cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

PV: Xin cảm ơn ông./.

H.Y (ghi)

赞(3)
未经允许不得转载:>88Point » 【tài xỉu 0 5-1 là gì】Dự án thép Cà Ná: Quan trọng nhất là kiểm soát được công nghệ