【bảng xếp hạng cúp anh】Lễ hội “Mạ Mạ Mê“

时间:2025-01-10 16:41:31 来源:88Point

VHO - Lễ hội Mừng lúa mới hay còn gọi là "Mạ Mạ Mê" của người Khơ Mú xã Nậm Manh,ễhộiMạMạMêbảng xếp hạng cúp anh huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội “Mạ Mạ Mê“- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khơ Mú - ảnh 1
Lễ hội Mừng lúa mới "Mạ Mạ Mê" là nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú. Ảnh: Văn Chức

Lễ hội Mừng lúa mới hay còn gọi là "Mạ Mạ Mê"  là nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú xã Nậm Manh. Lễ hội được tổ chức sau khi đã thu hoạch xong, nhằm tạ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi và mùa màng được bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây còn là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Lễ hội “Mạ Mạ Mê“- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khơ Mú - ảnh 2
Lễ hội góp phần "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn Lai Châu. Ảnh: Văn Chức

Người  Khơ Mú quan niệm, đến ngày tổ chức mâm lễ càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình. Trong mâm lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú thường gồm xôi trắng, cốm non, xôi cốm, cơm lam, thịt lợn, thịt gà cùng với các món ăn lấy nguyên liệu từ tự nhiên như sóc, chuột rừng, cá suối…

Thực hiện nghi lễ cúng, còn gọi là “gọi hồn lúa” thầy cúng mặc trang phục truyền thống làm lễ mời các thần linh về hưởng thụ đồ lễ và phù hộ cho dân bản được bình an, không ốm đau, bệnh tật, hằng năm làm nương, làm rẫy được mùa màng bội thu, không để các hộ gia đình trong bản bị thiếu ăn.

Sau khi thầy cúng khấn "gọi hồn lúa" xong những người đi cùng tiến hành thu hoạch, người chủ lễ sẽ là người đầu tiên đổ vào xọt đựng lớn hơn. Số thóc lúa thu được sẽ đem về nhà chế biến lúa non làm cốm non, lúa ương làm xôi cốm, hạt già thì làm xôi cơm. Khi thóc lúa được chế biến thành cốm, thành xôi thì tổ chức ăn mừng lúa mới.

Lễ hội “Mạ Mạ Mê“- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khơ Mú - ảnh 3
Đây là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó. Ảnh: Văn Chức

Thời gian qua, để bảo tồn nét đẹp văn hóa trong lễ hội này, huyện Nậm Nhùn đã phối hợp Sở VHTTDL Lai Châu, các đơn vị chức năng tổ chức hỗ trợ khôi phục, dàn dựng các nghi lễ của đồng bào Khơ Mú, bảo tồn và phát huy một số loại hình dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao lồng ghép các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn.

Việc tổ chức Lễ hội mừng lúa mới "Mạ Mạ Mê' là dịp để người dân giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc. Khuyến khích, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian của dân tộc Khơ Mú được bảo tồn, phát triển. 

Lễ hội “Mạ Mạ Mê“- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khơ Mú - ảnh 4
Lễ hội là dịp để người dân, du khách giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào truyền thống dân tộc. Ảnh: Văn Chức

Các hoạt động diễn ra tại lễ hội nhằm triển khai có hiệu quả Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Qua đó, góp phần động viên cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, chung tay giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với phát triển du lịch ở Nậm Nhùn

推荐内容