Theảodượcchứanhiềunấmmốcgâyungthưkết quả bóng đá châu âu hôm quao tin tức từ trang Medical News Today, nhiều người tiêu dùng hiện nay thích sử dụng thuốc thảo dược để điều trị hơn là dùng các loại thuốc tây vì nghĩ thuốc tây hại gan thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Fungal Biology cho biết một số loại thuốc thảo dược bị nhiễm nấm mốc độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nấm mốc độc hại ở mức độ cao đã được xác định trong số 30 mẫu xét nghiệm lấy từ thực vật thường được sử dụng để sản xuất thuốc thảo dược. Những loại nấm mốc này có thể gây bệnh nghiêm trọng ở người. Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Peshawar ở Pakistan, khoảng 64% số người được hỏi đã và đang sử dụng thuốc thảo dược. Tác giả nghiên cứu Samina Ashiq cho biết do các loại thuốc này có nguồn gốc tự nhiên nên mọi người thường mặc định một "quan niệm sai lầm phổ biến" rằng người dùng sẽ luôn an toàn, nhưng điều này có thể không đúng. Các loài thực vật có thể bị nấm mốc xâm nhập trong quá trình sản xuất và sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Nếu bị nấm mốc ở mức độ cao, các độc tố trong nấm mốc có thể gây ra tác dụng phụ cho người. Chúng có thể gây ung thư gan, tổn thương thận, rối loạn sinh sản và suy giảm hệ thống miễn dịch. Thảo dược chứa nhiều nấm mốc gây bệnh cho người sử dụng. Ảnh minh họaBất chấp việc loại thuốc thảo dược có thể gây ra nguy hiểm, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho rằng các loại thảo dược giống như thực phẩm, do đó chúng không phải chịu các tiêu chuẩn thử nghiệm, sản xuất và dán nhãn như các loại dược phẩm bình thường. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xác định mức độ của nấm mốc độc hại trong 30 mẫu thực vật dùng để sản xuất thảo dược. Họ đã phát hiện thấy nấm mốc trong 90% số mẫu xét nghiêm và 70% mẫu có nấm mốc vượt ngưỡng cho phép. Tiếp tục nghiên cứu quá trình phát tán độc tố, các nhà khoa học nhận thấy rằng 31% số nấm mốc sản xuất ra chất độc mycotoxin, 19% trong số đó sản xuất ra độc tố aflatoxin (gây ung thư gan) và 12% nấm mốc trong thảo dược sản xuất ra ochratoxin A (có hại cho gan và thận). Nấm mốc có hại đã được xác định trong khoảng 43% mẫu xét nghiệm. Aflatoxins có mặt ở khoảng 30% số mẫu, trong khi đó 26% số mẫu đã bị nhiễm ochratoxin A. Rễ cam thảo, cây anh túc ,… là những thực vật bị nhiễm nấm mốc cao nhất. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, thực vật sử dụng cho các loại thuốc thảo dược có thể bị nấm mốc trong mọi giai đoạn, bao gồm quá trình tăng trưởng, xử lý, thu gom, vận chuyển và lưu trữ. Số thực vật này thường được bán trên quầy hàng ở chợ, nơi có điều kiện vệ sinh không tốt. Vì vậy, nghiên cứu của Ashiq cho rằng các cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ hơn đối với thuốc thảo dược: "Chúng ta đang thiếu sự giám sát về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thực vật dùng làm nguyên liệu sản xuất thảo dược. Vì thế, các nhà quản lý cần thiết lập quy định phù hợp để bảo vệ người tiêu dùng". Thái Hà Cẩn thận với các loại thảo dược |