Mang về nhiều thành tích đáng kể ở các giải khu vực,ặnrấtcầnđượcđầutưbong da 88 .com thế giới nhưng bộ môn lặn của Việt Nam vẫn chưa được đầu tư nhiều gây khó khăn trong việc nâng tầm, phát triển. Lặn Việt Nam cần sự quan tâm và đầu tư đúng hướng. Thành tích gần nhất mà tuyển lặn Việt Nam giành được là vị trí nhất toàn đoàn tại Cúp lặn thế giới 2022 với 26 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Riêng SEA Games 31, đội cũng đạt 10 huy chương vàng trên tổng số 13 nội dung, ghi dấu ấn đậm nét với những vận động viên ưu tú Kim Anh Kiệt, Cao Thị Duyên, Phạm Thanh Lộc,… Tiềm năng của bộ môn rất lớn, nhưng để lặn phát triển bền vững và tiến xa hơn trên các đấu trường quốc tế, vẫn còn nhiều khó khăn. Do chưa nằm trong hệ thống thi đấu ASIAD hay Olympic, lại thuộc nhóm 3 của thể thao Việt Nam nên rất khó để đòi hỏi lặn được đầu tư nguồn lực lớn. Toàn quốc hiện chỉ có một số địa phương đầu tư phát triển môn lặn chuyên nghiệp, đào tạo vận động viên bài bản từ nhỏ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa… còn lại đều khai thác tiềm năng theo phong trào. Bộ môn còn đối mặt khó khăn do có quá ít giải được tổ chức tranh tài từ trong lẫn ngoài nước nên vận động viên không tập trung theo chu kỳ dài. Thông thường, mỗi năm chỉ có hai giải đấu trong nước, còn quốc tế thì 2 năm/lần. Điều này tác động vào sự phát triển tối đa tiềm năng vận động viên, họ không được thể hiện, thiếu cọ xát và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, các vận động viên luôn cho thấy ý chí và quyết tâm cao, miệt mài tập luyện để giành thành tích khi có cơ hội. Họ trải qua cả quá trình khổ luyện, nỗ lực giữ phong độ ổn định và biết cách vượt cảm giác “đói” thi đấu thực tiễn. Lặn Việt Nam đang sở hữu lực lượng ở độ tuổi tài năng, giàu kinh nghiệm, phong độ cao. Xét về Đông Nam Á, Việt Nam đang đứng số 1 ở bộ môn lặn, còn khu vực châu Á chỉ có một vài quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc là có khả năng tranh chấp. Nhưng nếu bộ môn không tiếp tục được đầu tư và có kế hoạch tập luyện thường xuyên, chắc chắn sẽ bị các quốc gia khác bám đuổi ở những cuộc thi đấu sắp tới, thậm chí đánh mất vị thế. Điển hình tại SEA Games 31 vừa qua, bộ môn lặn đã ghi nhận sự tiến bộ của nhiều đối thủ, đặc biệt là Indonesia. Họ đánh bại Việt Nam ở nội dung 50m nữ vòi hơi chân vịt, 100m nam chân vịt đôi, 4x200m tiếp sức nữ vòi hơi chân vịt và đang mức cạnh tranh thành tích ở nhiều nội dung khác. Thiết nghĩ, các nhà quản lý cần đầu tư bài bản và giải được bài toán về kinh phí để thuê chuyên gia nước ngoài, đưa vận động viên đi tập huấn, thi đấu nhiều nơi để nâng tầm về chuyên môn, hướng đến thành tích cao. Ngành nên ưu tiên công tác đào tạo trẻ, tạo nguồn vận động viên kế cận, tuyển chọn, phát hiện những tài năng thông qua các giải thể thao học đường, nhằm có thêm lực lượng bổ sung cho đội tuyển quốc gia. Hơn hết là nên tăng số giải trẻ trong hệ thống thi đấu quốc gia để vận động viên có thêm cơ hội cọ xát, nâng cao trình độ, tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất lẫn chế độ dinh dưỡng. Hiện hầu hết các địa phương đều khó khăn trong việc xây dựng hồ bơi đạt chuẩn để phục vụ tập luyện và thi đấu. Hồ bơi đúng chuẩn cùng với sự trang bị đầy đủ các dụng cụ tập luyện chất lượng giúp vận động viên phát huy tối đa chuyên môn. Ban huấn luyện cũng sẽ có sự đánh giá chính xác nhất khả năng thành tích vận động viên, qua đó đề xuất đầu tư trọng điểm cho các gương mặt tài năng, mũi nhọn. Đây là bộ môn có tính chất đặc thù cao, đòi hỏi vận động viên phải thực sự có năng khiếu, nên việc tìm kiếm, phát hiện những nhân tố trẻ có thể hình, các yếu tố liên quan đạt yêu cầu rất cần thiết nhằm trẻ hóa và xây dựng lực lượng. Bộ môn lặn Việt Nam vẫn cần chiến lược phát triển bài bản thay vì phát triển phong trào, với những hướng đầu tư căn cơ, có kế hoạch lâu dài, bền vững.
HỒNG NHUNG tổng hợp |