【trực tiếp bóng đá nữ mexico】Vị giám đốc “tàn nhưng không phế”

  发布时间:2025-01-10 14:47:26   作者:玩站小弟   我要评论
Ông Lê Đức Hiền. Tiếng lành đồn xaLê Đức Hiền là người khuyết tật (NKT) từ nhỏ với số phận phải gắn trực tiếp bóng đá nữ mexico。

vi giam doc tan nhung khong phe

Ông Lê Đức Hiền.

Tiếng lành đồn xa

Lê Đức Hiền là người khuyết tật (NKT) từ nhỏ với số phận phải gắn liền với chiếc xe lăn,ịgiámđốctànnhưngkhôngphếtrực tiếp bóng đá nữ mexico nhưng ông đã sớm biết chấp nhận sự khiếm khuyết của mình mà không tự ti mặc cảm, biết thích nghi hoàn cảnh để tìm tòi học hỏi và luôn cố gắng phấn đấu thực hiện những gì có thể có trong tầm tay để vươn lên.

Trò chuyện với phóng viên Báo Hải quan, ông chia sẻ: Tôi ý thức sức khoẻ của mình đã thua người, thì tri thức chính là sức mạnh, nên tôi đã luôn cố gắng để có thêm càng nhiều kiến thức càng tốt, học được càng nhiều nghề càng hay. Dù phải lết bò để cùng được tiến lên với mọi người, thì vẫn còn hơn là cứ ngồi đấy than trách, rồi trở thành gánh nặng bị bỏ lại phía sau.

Vì không thể đi lại nhiều nên ông dành thời gian đọc sách. “Khi đọc, tôi chú trọng vào thực hành bởi tôi xác định học để làm nghề, chứ không phải để nghiên cứu”, ông chia sẻ. Lĩnh vực đầu tiên mà ông tìm hiểu chính là điện tử. Khi ấy ông đã tự tìm nguyên vật liệu, mua sách dạy sửa điện, điện tử về học và sửa chữa các đồ dùng, máy móc trong nhà. Dần dần ông sửa cho người quen rồi nhận sửa cho khách. Gặp cái nào khó anh tìm thợ giỏi nhờ sửa rồi rút kinh nghiệm… Để nâng cao tay nghề ông cũng tham gia các lớp học nghề. Vì vậy mà “tiếng thơm” của cửa hiệu “Điện máy Đức Hiền” ngày càng vang xa.

vi giam doc tan nhung khong phe
“Cơ ngơi” của ông Lê Đức Hiền và hơn 100 NKT tại Đồng Nai (ảnh do nhân vật cung cấp)

Chưa dừng lại ở đó, năm 1972, cơ duyên đã cho ông gặp lương y Khương Duy Đạm và học về Đông y, châm cứu. Khi Tổ chẩn trị Đông y Châm cứu Tàn bất phế ra đời với nhiều thợ học việc là NKT thì uy tín của Lê Đức Hiền càng được tin tưởng.

Chưa dừng lại niềm đam mê học hỏi, ông còn nghiên cứu và chế tác nhiều vật dụng thiết thực phục vụ cuộc sống của người dân nghèo, nông thôn như máy bẫy chuột liên hoàn giúp bắt nhiều chuột với chỉ một lần bẫy; dây an toàn cho vùng lũ dùng để cột giữ trẻ em và người lớn đề phòng không bị chết đuối… Những sáng tạo này đã giúp ông nhận được hai cúp Vàng tại Hội chợ Thiết bị và Công nghệ Việt Nam 2005, và được mang đi trưng bày tại nhiều hội chợ thiết bị và công nghệ trong và ngoài nước.

Nhắc đến Lê Đức Hiền, người ta còn nhớ đến ông như một nghệ sĩ với tài làm thơ, viết báo, viết văn, sáng tác nhạc (ông chơi được 7 nhạc cụ như ghi ta, sáo, đàn bầu,…) và chế tác mỹ nghệ. Với bút danh Xuân Đức, ông đã sáng tác được 6 tập thơ và đã xuất bản 2 tập thơ "Chứa chan" và "Mưa nhớ mẹ"... cùng nhiều bài thơ, bài viết, tham luận, tiểu phẩm… dưới nhiều bút danh khác và cũng đã được một số báo, đài đăng tải. “Đối với tôi, những giây phút suy tư, tìm tòi sáng tạo, nhất là những lúc thả hồn với thơ, với nhạc là một phần của mạch nguồn sống, là nơi tôi có thể gửi gắm, giãi bày lòng mình và cũng là liệu pháp hiệu quả giúp tôi giải stress, lấy lại được thăng bằng trong bộn bề của cuộc sống”, ông Hiền tâm sự.

Vì người khuyết tật

Công việc của Công ty Đức Hiền chiếm gần hết thời gian, nhưng ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động hướng về NKT. Ông chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động, tôi thấu hiểu được những khó khăn, trở ngại của NKT trong việc tìm kiếm cái chữ, cái nghề, nhất là nhu cầu có việc làm. Vì ngoài những cản ngại trong cuộc sống đời thường của mỗi con người, thì NKT còn những trở ngại có tính đặc thù như: Đi lại khó khăn, tự ti mặc cảm, giao dịch quan hệ kém, thiếu thông tin, thiếu vốn và kỹ năng chuyên môn”. Đó cũng là những lý do mà khi ấy, mặc dù đời sống kinh tế gia đình tạm ổn với cửa hàng Điện máy Đức Hiền nhưng năm 2001 ông vẫn thành lập “Cơ sở Gỗ Mỹ nghệ Vươn lên” và mời nghệ nhân điêu khắc gỗ đến để tổ chức dạy nghề, sản xuất và tạo việc làm cho NKT, giúp cho nhiều NKT có tay nghề và việc làm.

Ông cho biết, đối với NKT, việc trợ cấp hàng tháng hay đưa vào trung tâm bảo trợ không chưa đủ, mà phải giúp họ học nghề, làm việc. Nói cho cùng, người tàn tật cũng như người bình thường đều muốn làm việc bằng chính sức lao động của mình. Vì thế, thay vì cho họ con cá, tôi đã mang đến cho họ chiếc cần câu... Thật vậy, từ chiếc "cần câu" cứu sinh của Giám đốc Lê Đức Hiền, hơn 100 NKT đã có công ăn việc làm ổn định, hòa nhập cuộc sống cộng đồng mà không chút tự ty mặc cảm.

Với những sản phẩm và tác phẩm Mỹ nghệ xuất sắc, Lê Đức Hiền và những học viên của ông đã được trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng tại các hội chợ triển lãm và các cuộc thi chuyên ngành. Cơ sở Gỗ Mỹ nghệ Vươn lên cũng là thành viên sáng lập Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam.

Ông tâm sự, Công ty Đức Hiền là ngôi nhà chung của những NKT không chỉ của riêng tỉnh Đồng Nai mà ở cả những tỉnh lân cận có ý chí, có năng lực, đoàn kết tương trợ để cùng vươn lên. Đây là niềm vui, là mạch nguồn sống khi thấy mình là người hữu ích và được chung tay chia sẻ với cộng đồng.

Để được như hôm nay, ông luôn tâm niệm: Một cái hầm tối, chưa hẳn là không có khe hở, từ đó phấn đấu vươn lên, vượt qua nghịch cảnh với phương châm "Tốt cho bản thân - Lợi cho gia đình - Ích cho xã hội", góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự. Ông đã và đang sống “đẹp” như chính cái tên của mình “Đức Hiền” và là tấm gương sáng cho không chỉ NKT mà ngay cả những người bình thường học hỏi và noi theo.

相关文章

最新评论