发布时间:2025-01-10 11:06:25 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính- ngân sách, 73 năm qua, ngành Tài chính đã khẳng định vị trí, vai trò góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nước ta bền vững và lớn mạnh hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2016 trở lại đây. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về điều này?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Có thể nói, trong 73 năm qua, tiềm lực tài chính Nhà nước ngày càng được củng cố và lớn mạnh, đã đóng góp vai trò to lớn vào thắng lợi trong suốt sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách từ nay đến năm 2020 của ngành Tài chính là hết sức nặng nề, nhưng với truyền thống 73 năm lịch sử vẻ vang, tôi tin tưởng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài chính sẽ tiếp tục chung sức, chung lòng; lao động sáng tạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. |
Đặc biệt, từ năm 2016 trở lại đây, để thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị về tái cơ cấu NSNN và nợ công, Nghị quyết số 25 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để cơ cấu lại NSNN và nợ công theo hướng bền vững. Nhờ đó, kết quả thu NSNN đều vượt dự toán (năm 2016 vượt 9,3%; năm 2017 vượt 6,3% so dự toán). Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên, điều hành triệt để tiết kiệm, chi trong phạm vi dự toán, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản công... Bội chi NSNN đã được quản lý, giám sát chặt chẽ, bám sát dự toán Quốc hội giao với số tuyệt đối đều giảm so với dự toán (năm 2016 giảm 5.505 tỷ đồng; năm 2017 giảm 4.000 tỷ đồng).
Cùng với đó, nợ công được quản lý chặt chẽ; huy động trái phiếu chính phủ trong nước theo tiến độ giải ngân thực tế. Năm 2016 và 2017, tốc độ gia tăng nợ công giảm còn khoảng 9,6%/năm so với 18,1%/năm của giai đoạn 2011-2015. Nợ công giảm từ 63,6%GDP cuối năm 2016 xuống 61,4%GDP cuối năm 2017, nợ Chính phủ giảm tương ứng từ 52,6%GDP xuống 51,8%GDP. Kết quả tái cơ cấu nợ công khá tích cực cả về cơ cấu kỳ hạn, lãi suất vay, cơ cấu vay trong nước và vay ngoài nước, cơ cấu các nhà đầu tư theo hướng tăng cường tính bền vững... Từ đó đảm bảo an toàn nợ công, mức nợ bảo lãnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.
Hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính được hình thành và phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và cấu trúc, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Riêng thị trường chứng khoán, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến nửa đầu năm 2018 đã đạt 3,889 triệu tỷ đồng, tương đương 77,7% GDP, vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020.
Để có được những thành tựu đó, tôi nghĩ rằng, không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và quan trọng nhất là sự đóng góp của các thế hệ cán bộ công chức, viên chức và người lao động ngành Tài chính đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong bối cảnh Chính phủ quyết liệt chỉ đạo triển khai các Nghị quyết về cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thời gian qua, ngành Tài chính thường được nhắc đến như một đơn vị tiên phong. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những thành quả mà Ngành đã đạt được trong triển khai nhiệm vụ quan trọng này?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Kết quả rõ rệt nhất, trong giai đoạn 2011- 2015, lĩnh vực Tài chính đã cắt giảm, đơn giản hóa được 1.210 thủ tục hành chính, còn lại 1.045/1.378 thủ tục. Từ năm 2016 đến nay, lĩnh vực Tài chính cắt giảm, đơn giản hóa thêm 1.085 thủ tục hành chính, còn lại 960/1.045 thủ tục, trong đó, lĩnh vực Thuế còn 298 thủ tục, lĩnh vực Hải quan còn 180 thủ tục, lĩnh vực chứng khoán còn 183 thủ tục, lĩnh vực Kho bạc còn 22 thủ tục và lĩnh vực tài chính khác còn 277 thủ tục. |
Một trong những yêu cầu đặt ra trong cải cách thủ tục hành chính là phải gắn chặt với cải cách thể chế; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới và chủ động rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục liên quan tới người dân, DN.
Đồng bộ với cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính, công tác hiện đại hóa quản lý của Bộ Tài chính thời gian qua cũng được đẩy mạnh. Đến hết 10/8/2018, Bộ Tài chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 960 thủ tục hành chính, trong đó có 114 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 474 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 89 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 283 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc với 670.403 DN tham gia sử dụng và tiếp nhận là trên 52,7 triệu hồ sơ. Cơ quan Thuế đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với 47 ngân hàng thương mại. Số lượng DN đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ này đã đạt tỷ lệ 98,1%. Hệ thống hoàn thuế điện tử được thí điểm và mở rộng triển khai từ đầu tháng 8/2018, giải quyết hoàn thuế cho 88,92% số DN hoàn thuế với tổng số hồ sơ tiếp nhận khoảng hơn 11 nghìn hồ sơ. Hệ thống thí điểm cấp hóa đơn điện tử có xác thực được triển khai khá thành công tại Hà Nội và TP.HCM với gần 6,65 triệu hóa đơn đã được xác thực, tổng doanh thu xác thực là hơn 72.271 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. |
Trong lĩnh vực Hải quan, 100% đơn vị Hải quan đã thực hiện thủ tục hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS với khoảng trên 69,3 nghìn DN tham gia. Tính đến ngày 20/7/2018, đã có 11 bộ, ngành tham gia kết nối; 53 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 1,34 triệu bộ hồ sơ và trên 22,8 nghìn doanh nghiệp tham gia. Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển và cảng hàng không được đưa vào triển khai và phát huy hiệu quả tại các đơn vị Hải quan, trong đó đáng chú ý là các cảng biển, hàng không lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,... Cơ quan Hải quan cũng ký kết với 37 ngân hàng thương mại để thu thuế điện tử với 90% số thu ngân sách của ngành Hải quan, giảm thời gian thực hiện từ 2 ngày xuống còn 15 phút.
Như vậy, quá trình cải cách hành chính càng về sau càng ít dư địa do tốc độ cắt giảm, hiện đại hóa thủ tục, hồ sơ của Bộ Tài chính trong thời gian qua đã tương đối nhanh và rõ rệt. Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi quản lý rộng từ Trung ương tới địa phương nên cải cách hành chính trong lĩnh vực Tài chính tới đây sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Vậy theo Bộ trưởng, những giải pháp nào sẽ giúp ngành Tài chính tiếp tục thành công?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Để tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Công tác cải cách hành chính phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục của đơn vị. Kết quả đạt được hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, năng lực lãnh đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị và là một trong các tiêu chí để bổ nhiệm cán bộ, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật tài chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thông qua các cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.
Hoạt động cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính thông qua tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính quốc gia, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính, thực hiện cân đối ngân sách tích cực đảm bảo tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn nợ công. Đồng thời, không thể thiếu là nhiệm vụ chủ động triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị.
Công tác cải cách thủ tục hành chính phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Để thực hiện nhiệm vụ này, không thể thiếu sự nỗ lực và đồng hành của các cơ quan quản lý khác và người dân, DN. Là đối tượng chịu tác động của việc cải cách, hơn ai hết người dân và DN là người chỉ ra các bất cập, đưa ra các sáng kiến và góp ý vào việc sửa đổi hoặc ban hành chính sách mới, đồng thời vào cuộc để giám sát việc thực hiện của cơ quan quản lý, qua đó nâng cao hiệu quả cải cách hành chính. DN cần phải nắm rõ sự thay đổi, cải cách của cơ quan quản lý, hoàn thiện hạ tầng công nghệ để có thể kết nối và thực hiện. Ngoài ra, lĩnh vực Tài chính liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của bộ, ngành khác nên công tác cải cách hành chính cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị này.
Hiện nay, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là đổi mới, sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý. Được biết, ngành Tài chính đã triển khai nhiệm vụ này một cách chủ động, tích cực và đã đạt một số kết quả ban đầu. Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể hiệu quả đạt được khi sắp xếp bộ máy trong Ngành?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Không phải mới đây mà ngay khi Kết luận số 64-KL/TƯ năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được ban hành, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện một số giải pháp đổi mới, sắp xếp bộ máy của Bộ Tài chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Trong suốt 4 năm (2013-2017), Bộ Tài chính đã cắt giảm được khoảng 2.800 đầu mối các đơn vị từ cấp Trung ương đến cấp tổ/đội tại địa phương. Trong đó, Kho bạc Nhà nước cắt giảm hơn 2.000 đầu mối (cấp phòng và cấp tổ, đội tại cục và chi cục địa phương); Tổng cục Thuế cắt giảm khoảng 700 đầu mối (cấp tổ, đội thuộc chi cục); Tổng cục Hải quan giảm được 13 đầu mối cấp phòng thuộc vụ, giảm 37 phòng và tương đương thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố... Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm được 293 đầu mối. 600 công chức dôi dư do sắp xếp bộ máy, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực, đã được rà soát để tinh giản biên chế, đạt xấp xỉ 112% so với kế hoạch đề ra tính đến hết năm 2018.
Đến nay, tổ chức bộ máy ngành Tài chính đã được tinh gọn đáng kể, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cũng được nâng cao hơn, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các đơn vị được đảm bảo thông suốt, không xáo trộn.
Đó là những kết quả hết sức tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn phải tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bộ Tài chính sẽ kiện toàn, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế theo 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm mục tiêu sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện giảm các cục, chi cục, tổ (đội) và tương đương của các tổng cục và tương đương; đến năm 2020 giảm tối thiểu 10% biên chế toàn Ngành so với năm 2015.
Những con số trên là những minh chứng rõ rệt nhất cho sự quyết liệt của ngành Tài chính. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, sắp xếp tinh giản tổ chức bộ máy là một việc làm khó. Sắp tới đây, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chú trọng những vấn đề gì khi triển khai nhiệm vụ này, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Với vai trò Thường trực, Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành đưa các thủ tục hành chính lên Cơ chế một cửa quốc gia để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: H.Vân |
Lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các cấp trong Ngành sẽ tiếp tục gắn việc cải cách hành chính, cải cách quy trình, nghiệp vụ, hiện đại hóa Ngành với cải cách bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức viên chức, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát; lấy kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị. Đồng thời, thường xuyên quán triệt chủ trương này tới các cán bộ, công chức, viên chức để làm tốt hơn nữa. Trong quá trình đó, Bộ Tài chính rất mong nhận được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập ngành Tài chính, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tài chính và nhân danh cá nhân, tôi trân trọng gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính những tình cảm và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhiệm vụ tài chính - ngân sách từ nay đến năm 2020 của ngành Tài chính là hết sức nặng nề, nhưng với truyền thống 73 năm lịch sử vẻ vang, tôi tin tưởng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài chính sẽ tiếp tục chung sức, chung lòng; lao động sáng tạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Trong suốt 73 năm, ngành Tài chính đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động và nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. |
相关文章
随便看看