游客发表
发帖时间:2025-01-10 15:15:15
TheơhộibảovệlợiíchcủaViệtNamtronglĩnhvựcthuếkèo châu âu là saoo báo chí quốc tế, đó là 25 chuyên gia thuế được tìm kiếm trên toàn cầu. Một trong số đó là ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Việt Nam. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, phóng viên TBTCVN đã có dịp trò chuyện với ông Đặng Ngọc Minh xung quanh sự kiện này.
PV: Trước tiên, xin chúc mừng ông đã được lựa chọn là 1 trong 25 thành viên Ủy ban Các chuyên gia hợp tác quốc tế các vấn đề thuế thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội của LHQ. Ông có thể cho biết khái quát về tổ chức này?
Ông Đặng Ngọc Minh:Ngày 4/8/1967 với Nghị quyết 273 (XLIII) Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã thành lập một nhóm chuyên gia chuyên trách về hiệp định thuế giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Thành quả nổi bật nhất của nhóm chuyên gia là đã hoàn thành mẫu hiệp định tránh thuế hai lần giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển, với mục tiêu thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định thuế có thể chấp nhận được giữa các quốc gia thuộc hai nhóm nước và bảo vệ đầy đủ các lợi ích của họ về nguồn thu thuế.
|
Với kết quả này, tại Nghị quyết 1980/13, ngày 28/4/1980 ECOSOC đã đặt cho nhóm một tên gọi với phạm vi rộng hơn là “Nhóm chuyên gia đặc biệt về hợp tác quốc tế các vấn đề thuế” và tăng số lượng thành viên từ 23 lên 25, gồm các chuyên gia của cơ quan thuế thuộc 10 nước phát triển và 15 nước đang phát triển.
Sau gần 15 năm hoạt động, nhóm chuyên gia thuế đã được nâng cấp thành Ủy ban Chuyên gia hợp tác quốc tế các vấn đề thuế theo Nghị quyết số 2004/69 ngày 11/11/2004 của ECOSOC. Từ đó đến nay, ủy ban thực sự là một trong các cơ quan chuyên môn của ECOSOC có các nhiệm vụ xem xét, cập nhật thường xuyên mẫu hiệp định thuế giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, cung cấp một diễn đàn đối thoại trên quan điểm tăng cường và đẩy mạnh hợp tác thuế quốc tế giữa các cơ quan thuế, đánh giá các vấn đề mới nổi của nền kinh tế toàn cầu tác động như thế nào đối với sự hợp tác này. Ủy ban cũng có trách nhiệm đưa ra đề xuất về xây dựng nguồn lực và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Trong mọi hoạt động của mình, ủy ban luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi.
PV: Với tư cách một quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam hẳn đã tham gia tích cực vào hoạt động của ủy ban. Việc một đại diện của Việt Nam được bổ nhiệm vào ủy ban cũng là một sự ghi nhận cho những đóng góp đó phải không, thưa ông?
Ông Đặng Ngọc Minh: Như đã nêu, Ủy ban Chuyên gia hợp tác quốc tế các vấn đề thuế được chính thức thành lập vào tháng 11/2004. Có thể nói, trong thời gian trước đó, Việt Nam đã tham gia rất tích cực cùng với các nước đang phát triển khác hỗ trợ, vận động để ECOSOC ban hành nghị quyết thành lập ủy ban. Tôi còn nhớ khi đó, mặc dù đang là đại diện của Bộ Tài chính tại phái đoàn WTO của Việt Nam, nhưng cũng đã tham gia các cuộc họp ECOSOC về vấn đề này, hoặc với tư cách một chuyên gia thuế, hoặc với tư cách đại diện Bộ Tài chính Việt Nam.
Việc tham gia các cuộc họp như vậy đã mang lại lợi ích thiết thực cho công tác thuế quốc tế của Việt Nam. Một mặt, cung cấp các định hướng, cũng như thực tiễn quốc tế tốt nhất cho việc đàm phán và áp dụng hiệp định thuế của Việt Nam. Đồng thời, góp phần thể hiện và củng cố vị thế của Việt Nam trong môi trường thuế quốc tế.
Nhìn lại hệ thống 76 hiệp định thuế của Việt Nam, chúng ta thấy phần lớn được đàm phán và ký kết trên cơ sở mẫu hiệp định của LHQ, cũng như quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện hiệp định và quản lý giá chuyển nhượng của Việt Nam trong thời gian qua theo hướng ngày càng bảo vệ lợi ích quốc gia, chống dàn xếp hoặc lợi dụng hiệp định, trong khi vẫn tuân thủ thông lệ quốc tế. Chúng ta có thể khẳng định đó là dấu ấn quá trình Việt Nam tham gia vào các hoạt động của ủy ban.
Với thực tế về sự phát triển của các vấn đề thuế quốc tế tại Việt Nam, Tổng thư ký LHQ đã lựa chọn một đại diện của Việt Nam cùng với các đại diện của Singapore và Thái Lan đại diện cho các nước ASEAN tham gia ủy ban. Việc có đại diện Việt Nam không chỉ mang lại các lợi ích chung của LHQ khi có thêm tiếng nói của một quốc gia chuyển đổi và đang phát triển châu Á, ngay trong quá trình dự thảo các chính sách thuế quốc tế và hợp tác quốc tế về thuế, mà còn góp phần bảo vệ trực tiếp các lợi ích của Việt Nam khi các cơ hội và các thách thức cụ thể của Việt Nam trong lĩnh vực thuế được phản ánh, cập nhật tại diễn đàn quan trọng này.
PV: Nhiệm kỳ công tác tại ủy ban là 4 năm. Vậy ngoài các chương trình làm việc chung, ông có thể tiết lộ ý tưởng, hoặc dự kiến trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình với tư cách “năng lực chuyên gia cá nhân”?
Ông Đặng Ngọc Minh: Việt Nam đã có một hệ thống hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 76 nước và vùng lãnh thổ, trong đó cơ bản tuân theo các quy định tại hiệp định mẫu của LHQ.
Việc tham gia vào công việc trực tiếp xây dựng chính sách thuế quốc tế của Ủy ban thuế quốc tế của LHQ sẽ là điều kiện tốt để Việt Nam đảm bảo các lợi ích riêng, cũng như có cơ hội đưa ra và bảo vệ những chủ trương chính sách thuế phục vụ lợi ích của các nước đang phát triển trong khung khổ chính sách chung của LHQ như: Vấn đề thuế với hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường; thuế với chuyển nhượng vốn của các tập đoàn đầu tư đa quốc gia; vấn đề đánh thuế đối với dịch vụ qua biên giới; hay thương mại điện tử, kinh tế số; hay vấn đề nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp thuế quốc tế giữa các nước.
Đây là những vấn đề phát sinh trong điều kiện kinh tế hội nhập và phát triển công nghệ thông tin, cần phải có một cách tiếp cận hoàn toàn mới về quyền đánh thuế của các quốc gia, nhất là các nước đang tiếp nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ. Với vị thế mới và sự ủng hộ của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Việt Nam có thể hoàn thành nhiệm tốt nhiệm vụ Ủy viên thường trực Ủy ban Thuế quốc tế trong nhiệm kỳ 2017 - 2021.
PV: Xin cảm ơn ông
Nguyễn Thịnh - Nhật Minh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接