Theạmgiữlượnglớnđườngcátkhôngrõnguồngốcxuấtxứkết quả vòng 12 ngoại hạng anho đó, vụ việc thứ nhất được phát hiện vào trưa ngày 8/12/2024, tại Km28, Quốc Lộ N2, thuộc địa bàn ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, khi Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS), thuộc Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh phối hợp với Công an xã Thạnh Lợi và Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy Công an huyện Bến Lức thực hiện TTKS chống buôn lậu trên tuyến Quốc lộ N2. Trong lúc làm nhiệm vụ, lực lượng chức năng phát hiện xe ô tô tải nhãn hiệu ISUZU mang biển kiểm soát 50H-123.74 do tài xế Phạm Tấn Đạt, sinh năm 1983, ngụ thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An điều khiển có biểu hiện nghi vấn nên Tổ TTKS đã ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra, phát hiện trên xe đang vận chuyển 140 bao đường cát (loại 50 kg/bao, nhãn hiệu nước ngoài) không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn nhập lậu. Số đường cát không rõ nguồn gốc bị thu giữVụ việc thứ hai phát hiện vào chiều ngày 09/12/2024, tại Km27, Quốc lộ N2, thuộc ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, Tổ TTKS thuộc Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh phối hợp với Công an xã Thạnh Lợi và Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy, Công an huyện Bến Lức thực hiện TTKS chống buôn lậu trên tuyến Quốc lộ N2. Các lực lượng phối hợp đã phát hiện xe ô tô, biển kiểm soát 62H-025.80 do tài xế Lê Tuấn Vũ, sinh năm 1997, ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An điều khiển có biểu hiện nghi vấn nên Tổ TTKS ra tín hiệu dùng phương tiện để kiểm tra, phát hiện trên xe đang vận chuyển 140 bao đường cát (loại 50 kg/bao, nhãn hiệu nước ngoài) không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn nhập lậu. Hiện, các vụ việc Công an huyện Bến Lức tạm giữ tang vật, phương tiện và làm việc các đối tượng để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Theo các chuyên gia tình trạng vận chuyển, kinh doanh đường nhập lậu đang diễn ra hết sức phức tạp, không chỉ chia nhỏ vận chuyển như trước, các đối tượng buôn lậu đường thậm chí còn hợp thức hóa khi vận chuyển, kinh doanh để qua mặt cơ quan chức năng dưới nhiều hình thức như: Sử dụng vận đơn nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch; sử dụng hóa đơn xuất hàng của các nhà máy đường trong nước, tập kết đường lậu tại khu vực biên giới, sau đó thay nhãn hiệu bao bì đường trong nước để đưa vào nội địa tiêu thụ;… Bằng phương thức thủ đoạn này, các đối tượng thậm chí công khai vận chuyển bằng xe tải lớn để tuồn đường lậu vào thị trường trong nước mỗi chuyến từ vài trăm bao trở lên. Sau khi “tràn” vào nội địa, đường lậu được tung ra thị trường thông qua các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các chủ doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, các tiệm tạp hóa… Thậm chí, đường lậu còn được rao bán online thông qua website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Dưới sự “phù phép” tinh vi của các đối tượng buôn lậu từ bao bì nhãn hiệu đến các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hoá đơn xuất hàng,… ngay cả các thương lái và người tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn trong phân biệt đâu là đường lậu, đâu là đường của các thương hiệu uy tín trong nước. Đường nhập lậu không chỉ đe dọa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đường trong nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển, sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Cụ thể do sang chiết một cách thủ công, lén lút nên đường nhập lậu dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị lẫn các tạp chất vào và không đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho đường cát trắng. Chẳng hạn đối với các chất nhiễm bẩn như Asen không lớn hơn 1 mg/kg, đồng không lớn hơn 2 mg/kg, chì không lớn hơn 0,5 mg/kg… Bảo Linh |