Vùng nước ngoài khơi đảo Bimini,ựthậtvềcámậpbiếtxấuhổnhưconngườtỷ số nhật bản hôm nay Bahamas là nơi sinh sống của nhiều loài cá mập khác nhau. Vì lý do này, một nhóm các nhà khoa học biển do Samuel ‘Doc’ Gruber - ‘ông tổ’ của ngành sinh vật học cá mập dẫn đầu đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu trên hòn đảo nhỏ này để có thể làm sáng tỏ những bí mật chưa từng được biết đến về loài động vật vốn được mệnh danh ‘cỗ máy giết người’ của đại dương. Lầm tưởng ‘cá mập ăn thịt người’ lại thường được cho là sự thật về cá mập. Ảnh minh họaTrái với những gì mà con người thường lầm tưởng về ‘sát thủ cô độc chỉ biết giết chóc’, cá mập cũng có những tính cách cá nhân rất riêng. Chúng có khả năng hòa nhập vào cộng đồng, tự tìm cho mình vài người bạn tốt nhất và tạo ra những mạng lưới xã hội phức tạp khác thường. Đồng thời, giống như con người, cá mập cũng có có cảm giác đau đớn. Bình luận về điều này, nhà sinh vật học đại dương Jean-Sebastien Finger (29 tuổi) giải thích: “Cá mập không phải những cỗ máy, chúng có cá tính riêng của mình”. Để chứng minh, Finger đã tiến hành đợt nghiên cứu đầu tiên về tính cách của loài cá mập chanh – chuột thí nghiệm ‘nóng tính’ của biển. Sự thật về cá mập ít được biết đến là chúng có tình cảm, tính cách như con người. Ảnh minh họaBằng cách quan sát cá mập chanh trong hàng nghìn giờ, Finger đã lập ra “Facebook của cá mập” và nhận ra rằng loài động vật này có những tính cách ổn định riêng biệt: hòa đồng, hung hãn, nhút nhát, biết bảo vệ lãnh thổ của mình, khôn ngoan, tìm kiếm điều mới lạ, ngại rủi ro, có khuynh hướng lãnh đạo hoặc chỉ là kẻ tuân lệnh,… “Bạn không thể đánh đồng hành vi của cá nhân cho cả một loài”, Finger nhấn mạnh. Một chuyên gia khác cũng chọn cách thách thức định kiến và khuôn mẫu thông thường là nhiếp ảnh gia người Bỉ Jean-Marie Ghislain. Chọn nghệ thuật thay vì khoa học, Ghislain đã công khai các tác phẩm đen trắng tuyệt đẹp của mình trong cuốn sách mới ra mắt “Cá mập: Sự kinh hoàng và vẻ đẹp”. Hình ảnh tuyệt đẹp do Ghislain ghi lại trong hành trình đi tìm sự thật về cá mập. Ảnh minh họaGhislain kể lại, ông từng làm trong lĩnh vực bất động sản và vẫn còn sợ nước cho đến tận năm 52 tuổi. Sau đó, một người bạn đã thuyết phục ông vượt qua nỗi sợ này bằng cách bơi cùng cá mập. Trong suốt 5 năm qua, Ghislain đã dành hàng nghìn giờ đồng hồ lặn cùng cá mập, cố gắng nắm bắt vẻ đẹp và sự tồn tại của loài động vật này. “Tôi nhận ra rằng, đó chỉ là phép chiếu của sự sợ hãi”, Ghislian chia sẻ. “Một khi đối diện với những con cá mập dưới biển sâu, nỗi sợ từng ngự trị trong tôi suốt bao năm bỗng biến mất”. Minh Thùy
Loài người là hậu duệ của cá mập gai? |