【nhan dinh stuttgart】Kỹ sư điện cơ trồng rau thủy canh công nghệ nhà màng

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:52:32 评论数:

Đó là kỹ sư Phạm Hữu Nghĩa,ỹsưđiệncơtrồngrauthủycanhcngnghệnhan dinh stuttgart 30 tuổi, hiện ngụ tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Mặc dù tốt nghiệp ngành điện cơ, ra trường đi làm được 8 năm, nhưng anh vẫn quyết định về quê vợ để mở trại rau an toàn.

Vườn rau thủy canh đem về thu nhập cho gia đình kỹ sư Nghĩa khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư Nghĩa chia sẻ: “Mấy năm trước, gia đình tôi sinh sống ở thành phố Cần Thơ, tôi có mở cửa hàng điện máy nhỏ kinh doanh phụ tùng xe gắn máy. Thiết nghĩ, cuộc sống của vợ chồng sẽ gắn bó với ngành nghề đã học, nhưng đến lúc vợ tôi mang thai và sinh con thì nhu cầu rau sạch cảm thấy rất bức thiết. Vợ tôi hay bảo chồng về quê chở đất lên trồng rau trong thùng xốp cho con gái ăn. Thấy nhu cầu của các mẹ bỉm sữa xung quanh khu vực gia đình tôi sống cũng bức thiết như gia đình mình nên tôi quyết định tìm hiểu và về đầu tư tại khu đất trống của cha vợ tại thị trấn Mái Dầm như hôm nay”.

Nghĩ là làm, nhưng khi vào thực tế mô hình không phải dễ. Từ việc đầu tư nhà trại, gieo cây con, chăm sóc rau, kỹ sư Nghĩa phải mày mò tài liệu ngày đêm mới nắm được kỹ thuật, sinh lý từng loại cây và lựa chọn được loại cây trồng phù hợp. Thậm chí, anh Nghĩa phải đi đến thành phố Đà Lạt hay tỉnh Đồng Nai để học tập kinh nghiệm, tìm mua cây giống chất lượng. Sau thời gian hơn 1 tháng học tập, anh Nghĩa đã cơ bản nắm được quy trình và cách trồng cũng như tìm được loại cây thích hợp mô hình và phù hợp nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Giờ đây, mô hình của kỹ sư Nghĩa đã cơ bản hoàn thiện với hệ thống ống dẫn nước đối lưu, hệ thống cảm biến làm mát tự động... Các thiết bị từ nhà kính đến hệ thống thủy canh được thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ hệ thống được điều khiển tự động, giúp quy trình chăm sóc trên hệ thống được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt. Với số vốn đầu tư ban đầu khá lớn 600 triệu đồng/400m2 là không phải nhỏ. Nhưng với quyết tâm và ý chí táo bạo đã giúp con đường mà kỹ sư Nghĩa chọn đi là đúng hướng. Giờ đây, các loại rau mà anh Nghĩa trồng đã ra hoa, kết trái và mang về cho gia đình nguồn thu nhập trung bình 30 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.

Kỹ sư Nghĩa chia sẻ: “Các loại rau mà gia đình tôi trồng rất đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường vì tất cả được trồng trong nhà màng, không sử dụng thuốc hóa học. Trong vườn có 7 loại rau là: xà lách, cải xanh, cải ngọt, dưa leo babi giống Hà Lan… Trong đó, 5 loại xuất xứ từ Mỹ và 2 loại trong nước. Đặc biệt là giống dưa leo babi cho năng suất cao nên thu hoạch thời gian khá dài là gần 3 tháng. Bình quân dưa cho thu hoạch 25kg/ngày nên đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Mặc dù mới ra mắt thị trường được gần 3 tháng, nhưng nguồn rau của anh Nghĩa cung không đủ cầu. Anh xuất bán 40-50kg/ngày với giá trung bình 40.000 đồng/kg, thực khách chủ yếu ở địa bàn thành phố Cần Thơ và đặt mua qua mạng xã hội. Do diện tích còn khá nhỏ chỉ 400m2 nên anh Nghĩa đang dự định mở rộng quy mô lên 1.000m2 để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Công Lý từng đến tham quan mô hình vườn rau thủy canh của kỹ sư Nghĩa và đánh giá rất cao. Ông Lý nêu cao tinh thần tự lực, dám nghĩ, dám làm của kỹ sư Nghĩa và mong muốn thành lập hợp tác xã để mô hình được nhân rộng, giúp nhiều người dân có việc làm, cải thiện kinh tế. Đây là mô hình mới ở huyện nhưng mang lại hiệu quả khá cao nên đã chỉ đạo ngành chức năng huyện có những chính sách hỗ trợ mô hình này để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mở rộng đầu tư. Đồng thời, giúp các nông hộ đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết hợp phát triển sản phẩm du lịch theo hình thức tham quan, cung ứng sản phẩm vườn rau sạch mang thương hiệu Châu Thành.

Bài, ảnh: TRÚC ANH