【giao hữu châu âu】Sự thật về chuyện “chất tạo nạc Salbutamol có thể gây ung thư“
Hoạt chất Salbutamol được ngành y tế nhập khẩu để dùng chữa hen phế quản cho người. Tuy nhiên,ựthậtvềchuyệnchấttạonạcSalbutamolcóthểgâyungthưgiao hữu châu âu thời gian gần đây các cơ quan chức năng phát hiện Salbutamol được tuồn ra ngoài và người chăn nuôi sử dụng trộn vào thức ăn cho lợn để tạo nạc. Điều này khiến dư luận hết sức hoang mang, lo lắng và cho rằng ăn thịt lợn tồn dư Salbutamol có thể gây ung thư.
PGS. TS. Trần Văn Thuấn (Ảnh: Lao động)
Để có cơ sở khoa học về việc Salbutamol có thể gây ung thư hay không, PV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương.
PV: Thưa ông, có mối liên hệ nào giữa “thực phẩm bẩn” và bệnh ung thư hay không?
PGS. TS. Trần Văn Thuấn: Hiệntại, chúng tôi chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa an toàn thực phẩm và bệnh ung thư ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ chung mắc ung thư ở Việt Nam có dấu hiệu tăng lên. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư. Xu thế mắc bệnh ung thư gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết ở các nước trên thế giới.
Trước hết nhờ những thành tựu trong kinh tế, chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình của Việt Nam ở cả 2 giới tăng, bình quân là 73,3 tuổi. Khi tuổi càng thọ, thời gian tiếp xúc với các chất gây ung thư càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng nhiều, cho nên ung thư thường mắc ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, ý thức của người dân cũng tốt hơn; các phương tiện hiện tại cũng cho phép chúng ta phát hiện ung thư tốt hơn so với trước và người dân cũng đến khám nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra ung thư gồm 2 nhóm chính: Thứ nhất là do các yếu tố bên ngoài chiếm hơn 80% và thứ 2 là nhóm yếu tố nội sinh như di truyền, nội tiết chiếm 20%.
Yếu tố thứ nhất chỉ tính riêng thuốc lá đã chiếm trên 30% nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người như ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tử cung…; dinh dưỡng không an toàn chiếm 30%; ngoài ra còn yếu tố khác như nhiễm virus, viêm gan B dẫn đến ung thư gan, tiếp xúc với chất diệt cỏ, thuốc trừa sâu gây ra các bệnh ung thư khác.
Việc dùng các thực phẩm không an toàn cũng có thể gây mất an toàn sức khoẻ, ví dụ như ăn phải gạo mốc có chứa chất độc gây ung thư, dưa muối quá khú gây ra nhiều chất độc hại… Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư, như thuốc lá vừa có thể gây ra ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác. Mắc ung thư cần có một diễn tiến tiếp xúc với các hoạt chất gây ung tư lâu dài.
Còn để xác định ung thư có liên quan đến thực phẩm không an toàn, chúng ta phải có thiết kế và nghiên cứu trong thời gian lâu dài, với mẫu thiết kế cụ thể mới có thể xác định được. Còn ung thư dạ dày, ung thư hệ tiêu hóa (liên quan trực tiếp đến ăn uống) gia tăng trong những năm vừa qua. Ở Việt Nam có một số bệnh ung thư có xu hướng giảm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, nhờ các biện pháp tuyên truyền như vệ sinh sinh dục, an toàn trong quan hệ tình dục, tiêm vắc xin… Còn hầu hết đều có xu hướng gia tăng.
PV: Salbutamol có thể gây ung thư không, thưa ông?
PGS. TS Trần Văn Thuấn: Hàng năm, Bộ Y tế Hoa Kỳ báo cáo nghiên cứu về ung thư, tổng hợp từ các nghiên cứu đã báo cáo các chất ung thư ở người. Theo đó bản thứ 13 năm 2016 tôi không thấy chất Salbutamol trong danh sách. Như vậy có thể khẳng định, Salbutamol không phải là chất gây ung thư.
PV: Vậy Salbutamol có gây hại gì cho người?
PGS. TS Trần Văn Thuấn: Đây là chất dùng để điều trị các bệnh liên quan đến co thắt phế quản, như điều trị hen phế quản…
Đây là thuốc dùng an toàn nếu như dùng đúng liều do bác sĩ chỉ định. Nếu như dùng quá liều sẽ gây một số phản ứng phụ như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, cao huyết áp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, thậm chí có trường hợp dùng quá liều quá có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Theo VOV