【nhận định inter vs】10 năm được UNESCO ghi danh: Để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và mãi trường tồn
VHO - Dân ca Ví,ămđượcUNESCOghidanhĐểdâncaVíGiặmlantỏavàmãitrườngtồnhận định inter vs Giặm Nghệ Tĩnh là mảng màu đặc sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, vừa là tài sản tinh thần của người dân xứ Nghệ vừa là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 10 năm (27.11.2014-27.11.2024) là dịp để tôn vinh những giá trị trường tồn của dân ca Ví, Giặm, đồng thời tri ân những người đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của di sản này.
Tối 23.11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca VíGiặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Phó Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành các tỉnh, thành cùng đông đảo các nghệ sĩ, nhân dân và du khách thập phương dự lễ.
Hòa cùng dòng chảy văn hóa nhân loại
Trong tâm thức người Nghệ Tĩnh, Ví, Giặm luôn giữ một vị trí quan trọng, trở thành một biểu tượng của đất và người nơi đây. Ở đâu trên mảnh đất này cũng chất chứa dáng hình những câu hò, điệu Ví của ông cha, để làm nên mạch nguồn nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn mỗi thế hệ người dân xứ Nghệ.
Ngày 27.11.2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của vùng đất Nghệ Tĩnh mà còn của cả dân tộc Việt Nam, khi di sản văn hóa dân gian độc đáo được tôn vinh trên bản đồ thế giới.
Hành trình 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, chính quyền, nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã chung tay, góp phần làm cho di sản của quê hương ngày càng lan tỏa cả trong nước và quốc tế.
Nhiều cơ chế, chính sách quan trọng được ban hành và triển khai thực hiện làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát huy giá trị, khẳng định được vị thế và sức lan tỏa của các làn điệu Ví, Giặm trong cộng đồng.
Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là mảng màu đặc sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam, vừa là tài sản tinh thần của người dân xứ Nghệ vừa là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Di sản này đã vượt khỏi phạm vi vùng miền, trở thành niềm tự hào chung của quốc gia khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2014.
Trong chặng đường 10 năm qua, dân ca Ví, Giặm đã chứng minh sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ qua các hoạt động truyền dạy, trao truyền di sản trong cộng đồng; Mở rộng mạng lưới câu lạc bộ, đưa Ví, Giặm đến với cả nước và quốc tế. Thể hiện được cam kết trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của chính quyền, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và chúc mừng những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ di sản.
Đồng thời, nhấn mạnh việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO.
Thứ trưởng cũng đưa ra các định hướng cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển di sản dân ca Ví, Giặm. Bao gồm tuyên truyền và giáo dục: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong bảo tồn di sản; Đầu tư nguồn lực: Hỗ trợ nghệ nhân, cộng đồng tổ chức truyền dạy, khôi phục các làn điệu, quảng bá và mở rộng môi trường thực hành Ví, Giặm trong đời sống hiện đại.
Thông qua giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế, lan tỏa giá trị Ví, Giặm đến bạn bè thế giới; Phát triển du lịch: Xây dựng Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, kết hợp với thương hiệu du lịch địa phương để thu hút du khách.
Bộ VHTTDL cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan trung ương và quốc tế để đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo Ví, Giặm Nghệ Tĩnh luôn giữ vững vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trường tồn và phát triển trong dòng chảy thời gian.
Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm
Trong không khí trang trọng của chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long khẳng định, dân ca Ví, Giặm không chỉ là di sản của riêng vùng đất Nghệ Tĩnh mà là tài sản quý giá của toàn dân tộc Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian, thể hiện tính cách, tâm hồn và sự kiên cường của con người nơi đây. Đây là niềm tự hào không chỉ của tỉnh Nghệ An mà còn của đất nước, đặc biệt khi Ví, Giặm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long đã điểm lại hành trình 10 năm bảo tồn và phát huy di sản kể từ khi Ví, Giặm được vinh danh vào năm 2014. Ví, Giặm đã vượt ra ngoài biên giới tỉnh Nghệ An để lan tỏa trên toàn quốc và quốc tế, được nhiều thế hệ yêu mến và gìn giữ.
Việc UNESCO công nhận Ví, Giặm là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ ghi nhận giá trị truyền thống mà còn khẳng định vị trí đặc biệt của di sản trong kho tàng văn hóa thế giới.
Bên cạnh những thành công vẫn còn những mục tiêu mà hai tỉnh chưa làm được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Đó là các làn điệu dân ca cổ một phần đã bị mai một; lực lượng Nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày càng ít do tuổi cao, bên cạnh đó lớp trẻ lại ít người hào hứng với loại hình di sản này nên sự kế thừa chưa nhiều.
Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An mong muốn để dân ca Ví, Giặm xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục triển khai Chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm, tạo điều kiện cho nghệ nhân và cộng đồng gìn giữ, trao truyền, lan tỏa tình yêu với di sản;
Tăng cường đầu tư các nguồn lực, từng bước xây dựng dân ca Ví, Giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, đầu tư xây dựng thương hiệu cho Ví, Giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với Ví, Giặm.
Tỉnh Nghệ An mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của Bộ VHTTDL, các Bộ, ban ngành trung ương.
Chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, với tinh thần tự hào mang di sản của quê hương lan tỏa, ngân xa, để Ví, Giặm đến với nhiều vùng đất mới, hòa nhập, hội tụ cùng tinh hoa văn hóa dân tộc.
Để mỗi người khi về với xứ Nghệ sẽ lắng đọng hồn mình trong câu dân ca vơi đầy, vun đắp, lớn dần thêm những yêu thương với mảnh đất ấm tình đất, nặng tình người.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 5 cá nhân vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca ví, giặm giai đoạn 2014-2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An quyết định tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân của tỉnh Nghệ An vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm giai đoạn 2014-2024. Những phần thưởng là lời tri ân sâu sắc dành cho những nghệ nhân, nghệ sĩ đã dồn tâm huyết để giữ gìn hồn cốt của Ví, Giặm.
Tại Lễ kỷ niệm, đại biểu và nhân dân, du khách đã được thưởng thức Chương trình nghệ thuật: “Ví, Giặm - Hồn quê tỏa sáng”. Chương trình do các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, Trung tâm Nghệ thuật múa Hà Tĩnh, Đoàn Nghệ thuật Bắc Ninh, Đoàn Nghệ thuật Bạc Liêu, Đoàn Nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn.
Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Hồn quê; Ví, Giặm nuôi lớn những anh tài; Hội tụ và tỏa sáng. Chương trình nghệ thuật là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn, khí chất con người Nghệ Tĩnh qua di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm làm nền tảng, chất liệu cho việc tạo dựng những giá trị văn hóa hiện đại.
Ngoài lễ kỷ niệm, từ ngày 22 đến 30.11, nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Nghệ An và Hà Tĩnh, bao gồm Liên hoan Nghệ thuật dân gian, trưng bày nghệ thuật, các chương trình giao lưu nghệ thuật, Festival "Về miền Ví, Giặm" và Hội thảo về công tác bảo tồn di sản nhằm đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đến gần hơn với cộng đồng, thúc đẩy du lịch văn hóa, khẳng định vị thế và hình ảnh của di sản Việt Nam trên trường quốc tế.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/657a799009.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。