发布时间:2025-01-10 01:56:36 来源:88Point 作者:Cúp C2
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2021 đến ngày 30.4.2023, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 67 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 18 em bị bạo hành. Những vụ việc tương tự đang có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức khác nhau. Điều đáng nói, thủ phạm bạo hành các em lại là người thân hoặc có mối quan hệ thân thiết với gia đình các em, thậm chí là cha, mẹ ruột. Không chỉ bạo hành thân thể mà các em còn bị tổn thương tinh thần, cản trở sự phát triển bình thường.
Vào đầu tháng 10.2023, sau khi tiếp nhận thông tin từ UBND xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà về trường hợp 2 trẻ em là Đ.V.V (13 tuổi) và Đ.T.S.T (2 tuổi) bị bạo hành từ chính mẹ ruột của mình, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan có mặt kịp thời để hỗ trợ, can thiệp cách ly và đưa 2 cháu đến nơi an toàn. Đồng thời, tiếp nhận ngay 2 cháu về chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nguyễn Thu Trang cho biết, trong số 43 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại trung tâm thì có 8 trẻ thuộc trường hợp được bảo vệ khẩn cấp, do bị bạo hành, xâm hại.
Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Trưởng phòng Trẻ em, bình đẳng giới và phòng, chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ,TB&XH tỉnh Quảng Ngãi) Phạm Thị Hương nhận định, bạo hành trẻ em gây hậu quả nặng nề cả trước mắt và lâu dài. Trẻ em khi bị ngược đãi, bạo hành sẽ để lại những tổn thương sâu sắc về thể xác lẫn tinh thần. Những em này khi lớn lên thường có xu hướng sống khép mình, tự ti, trầm cảm, mất khả năng tự chủ trong cuộc sống, hoặc có thể lặp lại những hành vi bạo hành với người khác, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo. Trong bối cảnh nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh, nạn bạo hành trẻ em sẽ đặt ra những nguy cơ đối với chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Thời gian qua, ngành LĐ,TB&XH tỉnh đã phối hợp với các ngành, địa phương, các cơ quan chức năng phát huy hiệu quả hoạt động của những mô hình chăm sóc, bảo vệ, trợ giúp trẻ em tại cộng đồng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho các em, đặc biệt là quảng bá số điện thoại khẩn 111 - Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc đường dây nóng của tỉnh cho người dân, nhất là trẻ em biết để liên hệ khi cần sự trợ giúp. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, kéo dài hoặc không xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
“Tuy nhiên, để bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn bạo hành, các ngành, địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hơn nữa, trong đó cần hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với công tác bảo vệ trẻ em. Áp dụng triệt để các biện pháp, chế tài hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền trẻ em để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Tăng cường giáo dục kiến thức pháp luật, nhất là quy định pháp luật về quyền trẻ em cho các bậc phụ huynh”, bà Hương chia sẻ.
NHƯ ĐỒNG
相关文章
随便看看