Thiếu 76.000 giáo viên các cấp là con số đáng phải suy nghĩ ngay trước thềm năm học mới. Chiếm nhiều nhất trong số này thuộc về giáo dục mầm non với gần 40.000 người. Trong khi đó,ẫnchuyệnthiếuthừthứ hạng của cúp c2 theo phân tích từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đây lại là tồn tại ở hai bậc học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Theo đó, THPT thiếu trên 3.000 giáo viên; THCS thiếu 10.000 giáo viên nhưng lại thừa 12.000 giáo viên khác. Cũng theo Bộ GD&ĐT thì đây là tình trạng thừa thiếu cục bộ trong quy mô các trường, các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, theo góc nhìn của cá nhân tôi, không thể gọi đây là tính cục bộ được, khi mà con số thiếu và thừa đã ở một biên độ lớn trên quy mô rộng. Cũng xin được nói thêm là thống kê này mới chỉ được tính ở phạm vi 43/63 tỉnh, thành phố.
Cô giáo chủ nhiệm dẫn học sinh lớp 10 vào sân trường trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Lê Huy
Độ tuổi đến trường và tỷ lệ học sinh vào các cấp học đều tăng nhưng tỷ lệ đào tạo giáo viên sư phạm lại chưa đáp ứng, thậm chí có lúc, có nơi còn bị chững lại được xem như là một điểm nghẽn của tình trạng này. Điểm nghẽn khác, khá cơ bản là sau khi được giao về các địa phương, công tác tuyển dụng, sử dụng, điều hành, quản lý đội ngũ giáo viên ở nhiều nơi đã vượt quá năng lực do bị chi phối bởi nhiều nhiệm vụ khác nhau; do những bất cập không chỉ trong việc phân công đầu mối phụ trách, do công tác dự báo và quy hoạch không đi trước một bước dẫn đến hệ quả của việc thừa và thiếu luôn được cộng thêm, cộng dồn và cũng còn đến từ việc ở một số địa phương trong vài năm trở lại không được giao thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên. Đồng thời cũng không loại trừ việc một số địa phương có những sai phạm nghiêm trọng trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo như đánh giá của Bộ GD&ĐT tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 8 vừa qua.
Cũng có tình trạng thiếu giáo viên ở một số bộ môn chính nhưng không nhiều và thừa giáo viên ở các bộ môn phụ như nhạc, họa… trong khi số tiết đứng lớp của họ lại không nhiều, nên riêng với Thừa Thiên Huế, vấn đề đối với giáo dục trên địa bàn hiện nay là còn thiếu giáo viên ở bậc tiểu học tại một số địa phương nhưng tuyển rất khó, thậm chí là không tuyển được. Nguyên do có thể đến từ nhiều phía, chẳng hạn do chỉ tiêu tuyển dụng đến muộn hơn khi năm học bắt đầu; do cần sắp xếp lại số giáo viên đang thừa ở các bộ môn, cấp học nhưng trong cái nhìn tổng thể, đây là khía cạnh mà Thừa Thiên Huế được đánh giá là bình ổn khi năm học mới chính thức bắt đầu.
Điều tiết giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ cấp học thừa sang cấp học thiếu, đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố có thể điều chuyển giáo viên từ huyện này sang huyện khác ở chung một cấp học; những địa phương thiếu định mức giáo viên theo quy định thì đề nghị cho phép được ký hợp đồng có thời hạn ở những vùng quá thiếu giáo viên; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng giảm điểm lẻ, tăng quy mô các trường để tiết kiệm định mức đầu tư cũng như biên chế là những giải pháp mà Bộ GD&ĐT kiến nghị với các địa phương, các cơ quan liên ngành để giải quyết vấn đề này trong thời gian trước mắt. Mặt khác, để có một hoạch định dài hơi hơn, Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT đang phối hợp để yêu cầu các địa phương tổng hợp rà soát về dân số từ 2015-2018, số lượng học sinh, số lượng giáo viên cả biên chế và hợp đồng và trên cơ sở đó, tỉnh cân đối về biên chế và báo cáo về Bộ Nội vụ để bộ này báo cáo Thủ tướng.
Câu chuyện thừa và thiếu đội ngũ giáo viên do vậy, không chỉ là vấn đề của năm học này mà vẫn sẽ là câu chuyện cho nhiều năm tới nữa, với rất nhiều điều kiện cần và đủ kèm theo để cơ cấu, quy hoạch và sắp xếp lại đội ngũ một cách hiệu quả, chất lượng .
Minh Hà