TheệtNamPháttriểnbềnvữngnôngnghiệpnôngthônxóađóigiảmnghèthứ hạng của arminia bielefeldo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngày 8/11/2019 tại Nay Pyi Taw, Myanmar đã diễn ra Hội nghị lần thứ 11 các Bộ trưởng ASEAN về Phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo (AMRDPE11). Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này. Trong bài phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã nhấn mạnh: Phát triển nông thôn - Xóa đói giảm nghèo luôn được coi là vấn đề xuyên suốt trong ASEAN, bên cạnh việc tập trung hợp tác kinh tế, ASEAN nhấn mạnh hợp tác hướng tới người dân, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào tiến trình xây dựng cộng đồng xã hội ở nông thôn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo đang là mối quan tâm lớn của nhiều nước ASEAN. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng chia sẻ một số kết quả nổi bật của Việt Nam trong 10 năm qua, như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có chương trình giảm nghèo đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chương trình tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn và nâng cao khả năng tự cường của khu vực nông thôn ứng phó với những thách thức đang diễn ra hiện nay, xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức và hướng tới cộng đồng nông thôn bền vững. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đã truyền tải một thông điệp rất rõ là hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững trong đó có mục tiêu: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; cơ bản giải quyết được trình trạng đói, đến năm 2025 không còn nạn đói. Đồng thời, hướng đến mục tiêu năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp. Qua đó, khẳng định hợp tác cùng các nước ASEAN vì một cộng đồng nông thôn ASEAN tự cường, đủ năng lực chống chịu và phục hồi hướng tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tại phần thảo luận, Việt Nam đề xuất các nước cùng xem xét hướng tới thiết lập một mạng lưới OCOP/OTOP ASEAN để đẩy mạnh phong trào mỗi làng/xã một sản phẩm để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước ASEAN. Qua đó, góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng nông thôn ASEAN, tự cộng đồng nâng cao được tiềm lực bản thân và tự mình thoát nghèo bền vững, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ chính cuộc sống của cộng đồng nông thôn ngày càng được cải thiện. Trước đó, từ ngày 4-7/11/2019, đoàn cấp SOM của Việt Nam đã dự các hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo và các diễn đàn, hội thảo về hợp tác công tư cũng như các vấn đề về giới trong phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo... Trong thời gian tham dự các sự kiện ở Nay Pyi Taw, Bộ NN&PTNT, đoàn các doanh nghiệp của Hiệp hội gia cầm Việt Nam đã có các buổi làm việc với Cục Chăn nuôi Thú y của Myanmar và Liên đoàn chăn nuôi Myanmar để tìm nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của Myanmar, đặc biệt là về gia cầm. Đoàn cũng đã có buổi tự khảo sát thị trường thực tế ngay tại Nay Pyi Taw qua đó nhìn thấy được tiềm năng để đầu tư thúc đẩy đưa sản phẩm gia cầm của Việt Nam thâm nhập thị trường Myanmar trong thời gian tới. Phúc Nguyên |