【tỷ số trận đấu hôm nay】FDI liên tục giảm sút, có đáng lo ngại?

fdi lien tuc giam sut co dang lo ngai

Nhiều lo ngại thu hút FDI 2018 sẽ khó đạt mốc thu hút FDI 2017. Ảnh: H.Anh.

Chưa thoát khỏi đà giảm tốc

Nếu như cùng kỳ năm ngoái thu hút FDI có mức tăng ngoạn mục so với 2016 thì kết quả của 4 tháng năm 2018 lại mang sắc màu ảm đạm.

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đến hết tháng 4/2018 là 8,06 tỷ USD, giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp sụt giảm của thu hút FDI từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm ngoái, Việt Nam đã đón gần 11 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, con số này tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Phân tích các nhân tố cụ thể cho thấy, ngoài nguồn vốn đến từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là khả quan khi cả nước có tới hơn 1.800 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017, còn lại thu hút mới và các dự án tăng vốn đầu tư đều đang trong đà xuống dốc.

Cụ thể, cả nước đón 883 dự án mới với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, giảm khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đáng nói, vốn tăng thêm của 4 tháng năm 2017 có mức tăng kỷ lục khi tăng tới 241,8 % so với cùng kỳ năm 2016 với 4,36 tỷ USD và phần vốn qua hoạt động góp vốn mua cổ phần cũng tăng 106,8% so với cùng kỳ 2016 với 1,35 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, nguồn vốn FDI sẽ có biến động lớn khi xuất hiện các dự án “tỷ đô”, nhưng đáng tiếc là 4 tháng qua, Việt Nam chưa được đón dự án “tỷ đô” nào, trong khi đó, cùng kỳ 2017, chỉ với 2 dự án là Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn và Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn được cấp phép, Việt Nam đã có gần 3,8 tỷ USD.

Đánh giá về nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của dòng vốn FDI trong những tháng đầu năm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chính sách thuế của Mỹ có tác động tới thu hút FDI nói chung trong đó có thu hút FDI vào Việt Nam nói riêng. Cụ thể, để kêu gọi các DN Mỹ quay lại Mỹ đầu tư thay vì đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ Mỹ đã giảm thuế Thu nhập DN từ mức 35% xuống 21%, đồng thời áp dụng các chính sách đối ngoại, bảo hộ mậu dịch để bảo vệ sản xuất trong nước. Mặc dù các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều, tuy nhiên chính sách này cũng ảnh hưởng phần nào đến đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

FDI chịu sự tác động lớn của các vấn đề quốc tế có liên quan. Phân tích cụ thể về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính) cho biết, vốn FDI hiện nay sẽ đi vào những quốc gia và khu vực có nhiều ưu đãi hơn, có hệ thống pháp lý và điều kiện kinh doanh ổn định hơn. Do đó, không phải riêng Việt Nam mà với các nước đang phát triển khác, nửa đầu 2018 vốn FDI đều giảm sút, và nguồn vốn này chủ yếu đi vào các nước phát triển.

“Việc Mỹ hạ thuế Thu nhập DN xuống làm cho phát triển sản xuất ở Mỹ có bước nhảy vọt, đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài vào Mỹ tăng vọt từ cuối 2017 đến nay. Các nhà đầu tư Mỹ để vốn lại Mỹ nhiều hơn hoặc họ quay về đầu tư vào Mỹ, đầu tư của họ vào các quốc gia, các nước đang phát triển có những thay đổi về thể chế cũng giảm đi”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Khó đạt mốc 2017

Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, không những giảm thuế Thu nhập DN, Chính phủ Mỹ còn đánh thuế tương đối cao với các quốc gia đang phát triển có hàng hóa NK vào Mỹ, đơn cử Việt Nam có một số mặt hàng như sắt, thép, phôi thép, nhôm, nông sản thực phẩm… và đây là rào cản khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải xem xét, vì khi họ đầu tư vào Việt Nam và hàng hóa đó XK vào thị trường Mỹ thì sẽ phải chịu chi phí lớn hơn cùng những rủi ro lớn hơn.

Không chỉ Mỹ mà một số nước châu Âu cũng như một số thị trường quen thuộc của Việt Nam trong thời gian qua có những động thái đánh thuế cao hơn, đưa ra những trừng phạt, rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm của Việt Nam, điều này có thể sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Bên cạnh yếu tố khách quan nêu trên, các chuyên gia cũng cho rằng, những diễn biến kinh tế trong nước cũng như những hạn chế nội tại nền kinh tế đã và sẽ là những nguyên nhân ảnh hưởng tới thu hút FDI.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, tính không ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đầu năm có thể có ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nước ngoài. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thì cho rằng, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế, việc thay đổi về chính sách của chúng ta chưa có sự thay đổi rõ nét. Một số nhân tố liên quan đến môi trường đầu tư chậm thay đổi, đặc biệt là thủ tục hành chính, giấy phép đầu tư, các điều kiện kinh doanh...

Dự đoán về thu hút FDI 2018, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết do nội bộ nền kinh tế của Việt Nam chưa thực sự được cải thiện. Bên cạnh đó, biến chuyển trong nền kinh tế thế giới có những bất lợi cho Việt Nam, do đó chuyên gia này không lạc quan lắm về tình hình FDI vào Việt Nam trong 2018, kể cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp. Còn PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định: Nếu cải cách hệ thống hành chính, môi trường đầu tư không được đẩy mạnh một cách thực chất sẽ khó lòng đạt mốc 2017 chứ chưa nói đến vượt qua mốc 2017.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc vẫn là quốc gia thống lĩnh vị trí dẫn đầu trong số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2,32 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư.

World Cup
上一篇:PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
下一篇:Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang