“Qua những tác phẩm tham dự giải thưởng cho thấy các tác giả đã thể hiện tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình đối với Bác Hồ,kq bd anh hom nay thể hiện cái tâm của người Hậu Giang đối với Bác”, ông Võ Văn Tánh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đánh giá về kết quả Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 (giải thưởng). Trao thưởng cho các tác giả đạt giải. Điều đó được chứng minh qua lời văn, bài hát, câu hò, điệu lý, những hình ảnh rất sinh động và chân thật… Viết về Bác kính yêu Mở đầu bài thơ “Bác ơi” (tác phẩm đạt giải nhì thể loại thơ), tác giả Nguyễn Hữu Trọng, công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông, đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thật đặc biệt: Bác ở lại bên chúng con luôn nhé Cùng Lương Tâm, nhà Bác ấm tình thương Trời tháng Năm tỏa nắng khắp nẻo đường Mưa tháng Chín bồi hồi niềm khôn tả Bác ở lại Hậu Giang vui rộn rã Cùng Bác nghe câu vọng cổ sớm trưa Chợ nổi tìm anh bán chiếu ngày xưa Khóm ngọt mát đậm tình người đất Hậu… Cái hay của tác giả là đưa vào bài thơ một địa danh nổi tiếng “Lương Tâm” để mở đầu bài thơ, lời giới thiệu với bạn bè gần xa rằng Hậu Giang có Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm - một biểu tượng của tình cảm thiêng liêng mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân của tỉnh dành cho Người. Ngoài Đền thờ Bác, Hậu Giang còn có Chợ nổi Ngã Bảy vang danh trong bài ca cổ “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu, hay khóm Cầu Đúc ngọt mát… đang là những đặc sản du lịch có tiếng. Rồi cảm xúc “trời tháng năm”, “mưa tháng chín” làm cho người đọc lặng lòng hoài niệm… Bác ở lại bầu trời thêm vầng sáng Soi dẫn đường bao thế hệ kiên trung… Tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác đã soi đường cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hậu Giang trong quá trình phát triển, xây dựng cơ đồ như ngày nay. Không chỉ yêu Bác, người Hậu Giang còn biết nghe lời Bác, học theo gương Bác để xây dựng quê hương. Vùng đất đầy bom đạn sau chiến tranh, nghèo khó chất chồng như Lương Tâm đã thành kính làm theo Người bằng việc cần cù lao động, sống tiết kiệm, đùm bọc lẫn nhau. Chung quy lại, thế hệ con cháu Bác Hồ ở Hậu Giang vẫn một lòng với Người, để rồi có một Lương Tâm đổi khác, một Long Mỹ phát triển… Hầu hết các sáng tác thể loại thơ, vọng cổ, âm nhạc tham gia giải thưởng đều thể hiện sâu sắc, sinh động tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn vô bờ bến của Đảng bộ, dân và quân Hậu Giang dành cho Người. Những tác phẩm ấy sẽ góp phần nhân thêm tình cảm, niềm tin trong lòng mỗi người về một xã hội tiến bộ hơn. Trong khi đó, điểm nhấn ở thể loại phóng sự truyền hình và báo in là giới thiệu, nêu gương, tôn vinh người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Mỗi tác phẩm dù có chủ đề khác nhau nhưng đều là những “bông hoa đẹp” tại giải thưởng, góp phần cổ vũ, khuyến khích mọi người thực hiện tốt hơn Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị… Tạo sức hút ngày càng lớn Để giải thưởng đạt được chất lượng và ý nghĩa thì công tác phát động, triển khai đã được các cấp ủy thực hiện tốt. Đáng chú ý là dù Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy không có quy định bắt buộc nhưng thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A đã ban hành kế hoạch tổ chức giải thưởng ở địa phương mình. Ông Huỳnh Văn Hưởng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Vị Thanh, cho biết: “Chúng tôi tham mưu cho Thành ủy phát động giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích mọi người sáng tác những tác phẩm về kết quả thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trên địa bàn. Qua đó, nhận được nhiều tác phẩm dự thi và đã chọn được 1 sáng tác âm nhạc, 12 sáng tác thơ, 5 bài ca vọng cổ, 5 tác phẩm báo in, 2 phóng sự truyền hình để tham gia giải thưởng ở tỉnh”. Qua phát động giải thưởng, toàn tỉnh nhận được 352 tác phẩm dự thi, tăng 189 tác phẩm so giải thưởng giai đoạn 2016-2017. Từ đó cho thấy giải thưởng đã tạo ra sức hút khá lớn đối với giới văn nghệ sĩ, phóng viên, trong đó có người dân yêu thích văn nghệ cũng tham gia sáng tác tác phẩm dự thi. Bên cạnh số lượng thì đa số tác phẩm đều có sự đầu tư công phu, thể hiện tấm lòng yêu thương của người Hậu Giang đối với Bác. “Từ kết quả của giải thưởng đã góp phần động viên, cổ vũ đội ngũ văn, nghệ sĩ, nhà báo, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp; đầu tư trí tuệ, thời gian, ra sức tìm tòi, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị trên cơ sở khai thác truyền thống quê hương cách mạng, mảnh đất Hậu Giang anh hùng, nhằm giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho thế hệ hôm nay và mai sau”, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Văn Tánh nhấn mạnh.
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN |