Phối cảng quy hoạch cảng Cà Ná |
Cụ thể,ĐiềuchỉnhquyhoạchcảngCàNá–NinhThuậnđónđượctàutấket qua bong da tay Bộ Giao thông vận tải xin điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Cà Ná thuộc cảng biển Ninh Thuận thuộc nhóm cảng biển số 4, trong đó, Khu bến cảng Cà Ná là khu bến chính của cảng biển Ninh Thuận, là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, trong đó khu bến Cà Ná cho tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn; tàu tổng hợp, công ten nơ trọng tải đến 50.000 tấn; tàu hàng lỏng trọng tải đến 50.000 tấn. Khu bến Ninh Chữ cho tàu trọng tải từ 2.000 đến 10.000 tấn.
Trước đó, vào tháng 9/2016,UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết Cảng biển quốc tế Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận.
Khu bến cảng biển quốc tế Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận này được UBND tỉnh Ninh Thuận lập quy hoạch tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích quy hoạch khoảng 430 ha, trong đó diện tích trên bờ sau khi san lấp, lấn biển là 176,0 ha và diện tích khu nước là 254,0 ha.
Tỉnh này đề xuất quy hoạch là khu bến cảng đa chức năng, quy mô bến phát triển giai đoạn hoàn chỉnh đến 25 bến với tổng chiều dài bến cập tàu 5.870 m. Tổng công suất quy hoạch khu bến cảng Cà Ná là 56,65 ÷ 58,32 triệu tấn/năm. Trong đó 53,63 triệu tấn là hàng chuyên dùng của Khu công nghiệp Cà Ná; 1,44 triệu tấn hàng xăng dầu và 1,58 ÷ 3,25 triệu tấn hàng tổng hợp xuất nhập khẩu từ các khu vực khác của Ninh Thuận và các địa phương khác.
Cần phải nói thêm rằng, theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, cảng Cà Ná (Ninh Thuận) thuộc nhóm cảng biển Nam Trung bộ (nhóm 4), được quy hoạch là cảng chuyên dùng của liên hợp luyện kim và cụm công nghiệp Dốc Hầm; giai đoạn đến năm 2015, cảng Cà Ná được xây dựng đảm bảo công suất thông qua 12,0 ¸ 12,5 triệu tấn, giai đoạn 2020, đảm bảo thông qua 25,0 ¸ 30,0 triệu tấn với cỡ tàu vào cảng là tàu chở than quặng nhập có trọng tải 100.000 ¸ 300.000 tấn và tàu hàng tổng hợp 20.000 ¸ 50.000 tấn để xuất sản phẩm thép kết hợp đảm nhận chức năng cảng tổng hợp địa phương và phục vụ quá trình xây lắp, vận hành các nhà máy điện nguyên tử sẽ được xem xét xây dựng tại Ninh Phước, Ninh Hải.
Tuy nhiên, do việc triển khai quy hoạch theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 không thành công, tại Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014, quy hoạch phát triển cảng biển Ninh Thuận đã được điều chỉnh là cảng tổng hợp địa phương (Loại II) gồm bến tổng hợp Cà Ná cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn và Ninh Chữ cho tàu trọng tải từ 2.000 ¸ 5.000 tấn; phát triển từng bước, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện luồng tàu; các bến chuyên dùng phục vụ quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Phước, Ninh Hải.
Theo Bộ Giao thông vận tải, Ninh Thuận là một tỉnh ven biển, có điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ khá tốt, gồm tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam tỉnh, có các trục giao thông ngang nối liền với Tây Nguyên. Tuy nhiên Ninh Thuận là địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, việc hình thành, phát triển Khu công nghiệp Cà Ná với khu bến cảng có quy mô lớn là hết sức cần thiết.
“Khu bến cảng là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển khu công nghiệp Cà Ná và sẽ tạo sức bật kéo theo các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển, hỗ trợ tỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, qua đó phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống người dân Ninh Thuận”, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhận xét.