游客发表

【soi kèo leipzig vs】Sớm có phương án nghiên cứu, bảo tồn

发帖时间:2025-01-25 15:50:23

VHO - Như Văn Hóa đã thông tin,ớmcóphươngánnghiêncứubảotồsoi kèo leipzig vs tháng 10.2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản từ chối đề xuất của bà Nghiêm Thị Hằng (Hà Nội) về việc xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia năm 1850 tại khối phố 8, phường An Sơn, TP Tam Kỳ để phục vụ khảo cổ vì liên quan đến các giả thiết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Sớm có phương án nghiên cứu, bảo tồn - ảnh 1
Hiện trạng các ngôi mộ cổ tại phường An Sơn, TP Tam Kỳ

 Việc từ chối việc khai quật mộ cổ nghi liên quan đến phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương của UBND tỉnh Quảng Nam được đông đảo cộng đồng, người dân địa phương, các nhà nghiên cứu văn hóa đồng tình.

Ủng hộ quyết định của tỉnh

Từ chối cho phép khai quật khảo cổ đối với ngôi mộ cổ này là một quyết định hợp lý, không chỉ để bảo vệ di tích mà còn là sự trân trọng quá khứ, thận trọng trong việc ứng xử với những di tích cổ xưa. Thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất, phù hợp với truyền thống văn hóa, tâm linh của cộng đồng.

Nhiều người dân bày tỏ sự đồng tình trước quyết định của tỉnh và cho rằng, nếu chỉ mới là nghi vấn của một nhóm tác giả, chưa đủ căn cứ khoa học, còn khá mơ hồ mà xâm phạm đến mồ mả của người đã khuất là sự tùy tiện. Kể cả nếu thực sự nghi là mộ Hồ Xuân Hương hoặc của một nhân vật nào khác cũng không thể xâm phạm, chưa kể trong thời điểm chưa có phương án khả thi để bảo vệ sau khi khai quật thì còn cần phải có cơ chế bảo vệ, tôn tạo cảnh quan mộ cổ một cách nghiêm ngặt để tiếp tục tìm hiểu kỹ càng về lịch sử của ngôi mộ có tuổi đời hàng trăm năm. Quan trọng hơn, ngôi mộ cổ này dù có phải của nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không thì cũng mang nhiều dấu ấn của hình thức táng tục của người xưa cũng như lịch sử vùng đất, các cơ quan chức năng nên có kế hoạch bảo tồn hiện trạng mộ phần, bảo vệ kiến trúc, nghệ thuật, di cốt các bậc tiền nhân ở trong khu mộ.

Theo Bảo tàng Quảng Nam, qua khảo sát đây là những ngôi mộ cổ chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa, văn chương, nghệ thuật, rất cần được bảo vệ và nghiên cứu. Việc đưa ra những suy đoán không có cơ sở hoặc dựa vào những chứng cớ huyền hoặc để thay đổi nhân thân người nằm trong hai ngôi mộ này là điều không được làm.

Cần sớm có kế hoạch bảo tồn, nghiên cứu mộ phần

TS Hà Thị Sương là một trong những thành viên của Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng Quảng Nam tham gia khảo sát kiến trúc mộ, dập và dịch các văn khắc trên bia mộ cho biết: Qua kết quả điều tra, khảo sát, nhóm khảo sát chưa thấy chứng cứ khoa học nào minh chứng cho nhận định chủ nhân các ngôi mộ trên là mộ cải táng của bà Hồ Xuân Hương hoặc có liên quan đến gia đình bà Hồ Xuân Hương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai ngôi mộ cổ là của vợ chồng cụ ông họ Huỳnh và cụ bà Phan Thị, con trai có tên là Văn Dực, Văn Lập, là người lập bia mộ. Bia mộ hiện còn nguyên vẹn, chứa đựng thông tin trung thực về mộ chủ (họ tên, danh xưng, tên chữ, quê quán, phẩm hàm, chức tước, niên sanh, niên tử, niên tạo, quyến thuộc…). Hai ngôi mộ cổ nói trên có kiểu xây dựng mang đặc trưng của mộ cổ thời Nguyễn ở Nam Trung Bộ. Qua thông tin lạc khoản trên bia mộ, niên đại tạo lập bia mộ là năm Canh Tuất. Qua kiểu thức hoa văn trang trí trên bia mộ, thư phong và niên đại năm Canh Tuất thuộc thời Đại Nam nên đoán định bia được lập thời nhà Nguyễn, khoảng giữa thế kỷ XIX, khoảng năm 1850. Như vậy, ngôi mộ này đã được tạo dựng cách ngày nay khoảng 173 năm.

“Kết quả khảo sát cho thấy đây là dạng mộ hợp chất kết hợp với đá ong có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ XIX, có thông tin chủ nhân rõ ràng trên văn bia, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa, văn chương, nghệ thuật. Do đó, rất cần được bảo tồn để nghiên cứu và làm rõ về nhân thân, lịch sử vùng đất cũng như các hình thức táng tục của cư dân Tam Kỳ trong lịch sử”, bà Sương cho biết. Theo Bảo tàng Quảng Nam, trong điều kiện hiện nay, đơn vị đã đề xuất không tổ chức khai quật ngôi mộ này, đồng thời tham mưu Sở VHTTDL chỉ đạo các cơ quan liên quan và người dân tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về hậu duệ của hai ngôi mộ, có kế hoạch bảo vệ di sản kiến trúc, nghệ thuật, kể cả di cốt các bậc tiền nhân ở trong khu mộ.

Được biết, hai mộ cổ đang ở trên phần đất trống thuộc gia đình ông Nguyễn Thu (81 tuổi). Trước đây, mảnh đất có hai mộ cổ thuộc quyền sở hữu của ông bà nội ông Thu, sau khi mất thì giao mảnh đất lại cho ông Thu sử dụng từ đó đến nay. Ông Nguyễn Thu cho hay, mặc dù mảnh đất thuộc quyền sở hữu của gia đình ông, tuy nhiên mộ không phải là dòng họ của ông. Ông mang họ Nguyễn còn người nằm dưới mộ là họ Huỳnh. Theo ông Thu, dù ngôi mộ không có hậu duệ đang trực tiếp thờ phụng nhưng hiện đang được chính quyền và người dân địa phương bảo vệ. Người trong gia đình ông thấy ngôi mộ này tồn tại lâu đời trên đất gia đình nên cũng dọn dẹp, chăm sóc như một việc hiển nhiên, xem đây như đạo lý tốt đẹp, để con cháu của người nằm dưới mộ vì lý do nào đó thất lạc cũng có thể an lòng, người nằm dưới mộ cũng ấm lòng. Việc khai quật nếu có cũng cần phải cân nhắc, lấy ý kiến đồng thuận của người dân, có sự vào cuộc các nhà khoa học, chính quyền chứ không thể chỉ vì nghi vấn mà tùy tiện khai quật chỉ để kiểm chứng.

Ông Cao Văn Chấn, nguyên khối phố trưởng khối phố 8, phường An Sơn cùng nhiều bậc cao niên ở đây cũng cho biết đã có một số người đến để tìm hiểu về hai ngôi mộ này nhưng chưa tìm ra mối liên hệ với các tộc họ lân cận; một số nhánh của tộc Huỳnh tại địa bàn TP Tam Kỳ tìm đến nhưng đều cho rằng mộ không thuộc tộc của mình. Trước đó, mộ bị đào phá và lấy trộm một số đồ tùy táng, xương, hộp sọ bị vứt vương vãi. Sau đó người dân báo chính quyền địa phương lập biên bản buộc phục hồi lại nguyên trạng ngôi mộ. Tuy nhiên nền trong ngôi mộ được làm lại bằng bê tông (trước đây là nền đá), bia và nắp mộ khi lắp lại có thể chưa chính xác so với ban đầu. Từ sau lần mộ bị đào phá ấy, ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ khu mộ cổ rất cao. Để bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị của những ngôi mộ cổ nói trên, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã giao UBND TP Tam Kỳ chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan có kế hoạch, phương án bảo vệ hiện trạng các ngôi mộ cổ, tránh sự tác động, xâm hại từ các yếu tố bên ngoài.

Ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, thành phố đề nghị giữ nguyên hiện trạng của các ngôi mộ cổ như trong báo cáo của Bảo tàng tỉnh Quảng Nam. Đồng thời sẽ có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị các mộ cổ trên địa bàn trong thời gian tới. Theo Phòng VHTT TP Tam Kỳ, hiện tại TP cũng giao lực lượng chức năng phường An Sơn tăng cường bảo vệ hiện trạng các ngôi mộ cổ, phối hợp cùng người dân bảo vệ, tránh sự tác động, xâm hại từ các yếu tố bên ngoài, dọn dẹp vệ sinh, chăm nom các ngôi mộ trên. Vì các ngôi mộ cổ này hiện đang nằm trên khu đất thuộc quyền sở hữu của người dân, nên từ bao đời nay các thế hệ trong gia đình có khu đất này vẫn chăm sóc, dọn dẹp cho ngôi mộ, thể hiện sự tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam. 

    热门排行

    友情链接